Thủ tướng: Mạnh dạn giao các công trình lớn cho doanh nghiệp Việt đủ năng lực
Trải qua gần 7 năm thi công, vượt qua bao thách thức, khó khăn, ngày 16/7, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 công suất 1.200MW. Dự án hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 gồm 2 tổ máy, được xây dựng tại Trung tâm Điện lực Sông Hậu (ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) là Tổng thầu EPC.
Tham dự buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, dự án được xây dựng hoàn toàn do người Việt Nam làm tổng thầu cho thấy sự trưởng thành của các doanh nghiệp trong nước. Tại dự án này đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Chủ đầu tư PVN, Ban quản lý dự án và Tổng thầu LILAMA cùng các nhà thầu phụ cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam.
Đây cũng là tiền đề quan trọng góp phần đưa Việt Nam tiến tới nền kinh tế tự chủ; trong đó tập trung vào yếu tố con người.
Thời gian tới, cần mạnh dạn giao các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của đất nước đã thực hiện thành công trong những dự án này tiếp tục phát huy và đảm nhận nhiệm vụ trên những công trình kế tiếp. Đồng thời, các bộ, ngành cần vào cuộc giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc cho các dự án để triển khai hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra - Thủ tướng nhấn mạnh.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực điện của ngành dầu khí định hướng đến năm 2030. Ngày 12/5/2022 vừa qua, Nhà máy điện Sông Hậu 1 đã phát điện thương mại lên lưới điện quốc gia, đến nay tổng sản lượng điện phát lên đạt hơn 2,2 tỷ kWh; trong đó sản lượng điện thương mại đạt hơn 425 triệu kWh.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,3 tỷ kWh/năm, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn vận hành ổn định, ước doanh thu từ 15 nghìn đến 20 nghìn tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, sử dụng trực tiếp và gián tiếp trên 300 lao động tại địa phương...
Đại diện Tổng thầu EPC, ông Lê Văn Tuấn - Tổng giám đốc LILAMA chia sẻ, những năm qua, với vai trò là Tổng thầu EPC, LILAMA đã thực hiện thành công các dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 1 mở rộng, Nhà máy tua bin khí hỗn hợp Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1 và 2, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1... và nay là Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. LILAMA đã góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước và góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế tự chủ.
Việc hoàn thành nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 một lần nữa chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Đây là dự án nhiệt điện chạy than công nghệ siêu tới hạn lần đầu tiên do Tổng thầu Việt Nam thực hiện. Toàn bộ thời gian chạy thử nằm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thi công trên công trường nhưng nhà thầu đã nỗ lực đảm bảo các mốc tiến độ.
Theo ông Lê Văn Tuấn, đây cũng là một dự án được áp dụng đồng thời 2 cơ chế đó là cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy điện (Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29/11/2012) và cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách (Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013). Tuy nhiên, các hướng dẫn thực hiện chi tiết chưa đầy đủ nên việc thanh toán tài chính cho dự án chưa suôn sẻ và dẫn đến một số khó khăn nhất định.
Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương, chủ đầu tư, tỉnh Hậu Giang, tổng thầu và các nhà thầu phụ đã hoàn thành dự án đáp ứng đúng yêu cầu về an toàn, chất lượng; đảm bảo được các thông số vận hành, yêu cầu của chủ đầu tư đã đề ra và yếu tố môi trường.
Đặc biệt, Tổng giám đốc LILAMA Lê Văn Tuấn cũng đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo giúp đỡ LILAMA và PVN giải quyết vấn đề quyết toán tại dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Dự án này đã khánh thành cách đây hơn 7 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục quyết toán khiến doanh nghiệp bị đọng vốn và gặp nhiều khó khăn.
Ghi nhận phản ánh của doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị thời gian tới các bộ, ngành liên quan tiếp tục xử lý nhanh các kiến nghị tại Nhà máy điện Long Phú 1 tại Sóc Trăng, Trung tâm Nhiệt điện tại Ô Môn, Cần Thơ...
Đối với kiến nghị của LILAMA về quyết toán tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo LILAMA gửi báo cáo trực tiếp, cụ thể về những vướng mắc tồn tại trước đó, để Thủ tướng có cơ sở chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp giải quyết./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vietsovpetro nâng cao hệ số thu hồi dầu để gia tăng sản lượng
17:27' - 16/07/2022
Trong những tháng còn lại của năm 2022, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để gia tăng sản lượng khai thác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
17:07' - 16/07/2022
Chiều 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.