Thủ tướng: Ngay tháng 1/2019 phải báo cáo việc phân cấp cho địa phương
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 28/12, các thành viên Chính phủ, các địa phương đã tập trung đánh giá những thành công của năm 2018 và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2019.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các thành viên Chính phủ, các địa phương cần trong tinh thần tiến công mạnh mẽ để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019.
Theo Bí thứ Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng Lại Xuân Môn, Chính phủ năm 2018 rất bản lĩnh khi trước nhiều khó khăn, tác động cả bên trong, bên ngoài vẫn chỉ đạo điều hành nền kinh tế đạt 12/12 chỉ tiêu; trong đó có đạt 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch; tăng trưởng GDP đạt 7,08% cao hơn dự báo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Tuy nhiên, rất thẳng thắn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nền kinh tế còn những tồn tại, đó là sức chống chịu có hạn; bên cạnh một số tỉnh thành công trong chuyển đổi cơ cấu nhưng vẫn có những địa phương thực hiện chậm. Cùng với đó, chưa giải phóng được các nguồn lực để hỗ trợ phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh còn bất cập. Thủ tướng đã đặt câu hỏi “Tại sao các tỉnh gần nhau có tỉnh chỉ số PCI cao nhưng có tỉnh rất thấp” và cũng có ngay giải đáp “Đây là sự trì trệ”. Thủ tướng cho rằng, trên cơ sở những tồn tại để thấy mình đang ở đâu để khắc phục trong năm 2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trăn trở trước nhiệm vụ năm 2019 được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giao phải thực hiện cao hơn năm 2018. Theo Thủ tướng đây là việc khó và đề nghị các thành viên Chính phủ, các địa phương triển khai nghiêm túc, sáng tạo Nghị quyết 01, 02. Cụ thể, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo điều hành quyết liệt cụ thể, có sự đôn đốc, kiểm tra thường xuyên ở từng cấp từng ngành. Đây vốn là những kinh nghiệm thực tiễn thực hiện trong năm 2018 và từ đầu nhiệm kỳ. Thủ tướng rất đồng tình đề xuất của các địa phương, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh trong việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm. “Cái gì phân cấp được thì phân cấp, trung ương chỉ làm chính sách pháp luật, hướng dẫn các vấn đề liên ngành, liên vùng và tăng cường giám sát”. Tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu đơn vị được giao nhiệm vụ này ngay trong tháng 1/2019 phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc phân cấp phân quyền cho các địa phương. Quan tâm phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các tập đoàn tổng giam đốc tham dự hội nghị này nêu cao trách nhiệm, không “sân trước, sân sau” để năm 2019 tham gia phát triển doanh nghiệp tư nhân một cách mạnh mẽ. Tại hội này, đại diện các địa phương đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc tại địa phương, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương đóng góp và sự phát triển chung của cả nước.Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, đã đề nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm hoàn thành Luật Đầu tư công sửa đổi bởi mặc dù Luật đã ban hành năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng trong qúa trình thực hiện có những quy định chưa đồng bộ, phù hợp gây khó khăn cho địa phương.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng đề nghị Chính phủ nên phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền cho các địa phương gắn với trách nhiệm người thực hiện và có sự đồng bộ với các luật liên quan để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công. Cùng chung quan điểm này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết, nhờ việc ủy quyền phân cấp Quảng Ninh đã rất thành công trong huy động các nguồn lực cho giải phóng mặt bằng, cải cách cách hành chính. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt khu phức hợp giải trí cao cấp Vân Đồn. Hiện hồ sơ khu phức hợp đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan. Tại đây Quảng Ninh đã hút hơn 36.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng. Dự kiến tới đây tỉnh sẽ hoàn thành cao tốc Hạ Long nối Vân Đồn, khai trương sân bay quốc tế Vân Đồn. Liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng ngành than, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương có chiến lược dài hạn cho ngành vì để đầu tư 1 mỏ than khi càng ngày càng khai thác xuống sâu phải chi phí hơn 4.000-5.000 tỷ đồng trong thời gian 3-4 năm. Việc này sẽ giúp Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam có chiến lược yên tâm đầu tư chứ không phải bị động theo từng thời điểm. Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu các ý kiến của các địa phương để có tháo gỡ kịp thời.Chính phủ xin tiếp thu các ý kiến phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng như các ý kiến tại Hội nghị để thoàn thiện các báo cáo và đặc biệt là hoàn thiện 2 dự thảo Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm điều kiện kinh doanh tiết kiệm trên 5,9 triệu ngày công/năm
18:52' - 28/12/2018
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thể chế chính sách cho hoạt động cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính đã được cơ bản hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ yêu cầu kiểm tra nội dung phản ánh của báo chí về thu hồi đất, xác định giá đất
21:03' - 21/12/2018
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ lưu ý nội dung Báo điện tử VnExpress phản ánh cách xác định giá đất nhà nước đang tùy tiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.