Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đảm bảo bền vững trong phát triển khoa học và công nghệ
Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố và 63 Sở Khoa học và Công nghệ trong cả nước.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Trong năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho phát triển, đặc biệt hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của quốc gia theo chuỗi giá trị; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII); tập trung tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ tiếp tục được hoàn thiện để phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp...
Cùng với những kết quả đạt được, ngành khoa học và công nghệ vẫn còn tồn tại những yếu kém như thị trường khoa học và công nghệ phát triển còn chậm, việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học chưa được như kỳ vọng, năng lực hấp thụ công nghệ và đổi mới công nghệ còn hạn chế...
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đánh giá cao sự phối hợp của các bộ, ngành và địa phương trong thực hiện quyết liệt nhiệm vụ Chính phủ giao. Năm 2017 là năm hoàn thành vượt mức toàn diện, hiệu quả trong đổi mới và có nhiều dấu ấn đặc biệt trong sự phối hợp với các bộ ngành, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ không dựa vào yếu tố tài nguyên thông thường mà dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong chế biến, chế tạo... Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Năm 2017 là năm chứng kiến vai trò khoa học và công nghệ như động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước; đồng thời chứng kiến nỗ lực rất lớn trong đổi mới quản lý nhà nước, phối hợp giữa các bộ, ngành để thúc đẩy phát triển của khoa học và công nghệ bởi hoạt động khoa học và công nghệ trải rộng trên các địa bàn, trong các lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.Đặc biệt, sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành để thực hiện các chủ trương của Chính phủ về môi trường kiến tạo, môi trường phục vụ để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, phát triển sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu chung của xã hội.
Có thể nói, trong lĩnh vực quản lý của ngành công thương đều có vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ như các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành liên quan, kể cả lĩnh vực thanh tra chuyên ngành. Vai trò của khoa học và công nghệ đã thực sự tạo nên giá trị sản xuất, tăng trưởng trong ngành công thương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Bộ Khoa học và Công nghệ có cách thức tổng kết nhiều đổi mới, đầy đủ và ấn tượng. Tổng kết ngành khoa học và công nghệ cho thấy Việt Nam có nhiều thế mạnh về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính nhân hàng, thủy sản và nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ đã thành công...Năm 2017 là năm đầy biến động nhưng cũng là năm thành công của ngành khoa học và công nghệ khi thực hiện tốt Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ. Thủ tướng cũng đánh giá cao công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, công tác quản lý được nâng lên một bước tại địa phương, tuy nhiên vẫn cần tạo điều kiện cho phát triển khoa học và công nghệ tại địa phương, các ngành, các cấp.
Thủ tướng đã chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời gian tới.Đó là thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển chậm, kết quả nghiên cứu khoa học chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất kinh doanh, chưa có nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ được thương mại hóa. Việc phát triển khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp chưa thực sự là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Cấp ủy, chính quyền nhiều nơi chưa thực sự coi trọng khoa học và công nghệ trong phát triển, cần tập trung mạnh mẽ hơn để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ địa phương.
Việc phát triển khoa học và công nghệ nhiều nơi chưa thực sự gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đặc biệt, cơ chế tài chính vẫn bất hợp lý và vướng mắc, cần tập hợp đề xuất để Chính phủ chỉ đạo nhằm tạo cú hích cho khoa học và công nghệ phát triển. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chưa làm “tròn” trong đề xuất cơ chế chính sách mới trong thu hút nhân tài, chưa thu hút được nguồn nhân lực
Thủ tướng nhấn mạnh: Giai đoạn 2018-2020 có 4 trụ cột chính cần đổi mới và 3 đột phá phải thực hiện. Bộ Khoa học và Công nghệ cần đổi mới, đột phá, thích ứng và bền vững trong chiến lược ngành, bám sát Chương trình hành động của Chính phủ năm 2018, tập trung chỉ đạo chuyển đổi mô hình kinh tế, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng; tập trung vào các mũi nhọn, tái cơ cấu ngành, chú ý ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản...Đột phá cần tập trung là thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, mặc dù khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã có kết quả bước đầu nhưng vấn đề khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam còn khá mới mẻ, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quỹ đầu tư còn khiêm tốn, cần có chủ trương, biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Đặc biệt, cần tiếp tục đột phá trong nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo, coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo.
Đầu tư cho các tổ chức trung gian để thúc đẩy thị trường công nghệ, góp phần nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo. Khoa học và công nghệ phải góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế, đây là yêu cầu đột phá đặt ra trong nền kinh tế hiện nay nên Bộ Khoa học và Công nghệ cần đề ra các giải pháp, yêu cầu cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Thủ tướng cũng nêu 3 đột phá cần tập trung trong thời gian tới là: Đột phá bằng thể chế, chính sách pháp luật; đổi mới về phương thức đầu tư, cơ chế đặt hàng cho khoa học và công nghệ, đưa ra quyết sách lớn đặt hàng vĩ mô cho khoa học và công nghệ gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư cho nghiên cứu, định hướng ứng dụng. Đặc biệt là huy động đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ; đổi mới chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trong đó cần quan tâm đến 3 đối tượng chính là: Các nhà khoa học đầu ngành, các nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng quốc gia và các nhà khoa học trẻ tài năng. Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ phải thích ứng với nền kinh tế tri thức thế giới, không để tạo khoảng cách, phải đảm bảo tính bền vững trong lộ trình phát triển khoa học và công nghệ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Trong năm 2018, Bộ xác định tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý; khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với doanh nghiệp, phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm trọng điểm của quốc gia có tiềm năng xuất khẩu, giá trị kinh tế cao; tăng cường ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp, tập trung vào các mặt hàng nông nghiệp chủ lực xuất khẩu; triển khai các nhiệm vụ để năng cao năng lực hấp thụ công nghệ tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể của hoạt động nghiên cứu ứng dụng sang khu vực doanh nghiệp; đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn đăng ký xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ; tăng cường năng lực tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0... Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho đồng chí Hoàng Văn Phong, Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2002-2011; Trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2016. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Trần Việt Thanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Huân chương Lao động hạng Nhì cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính sách thuế phải ổn định từ 5 - 10 năm
16:44' - 08/01/2018
Ngày 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính sách thuế nói riêng và chính sách tài chính nói chung phải theo kịp sự thay đổi của đất nước, phải có sự ổn định tương đối dài từ 5 - 10 năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Tập đoàn Cao su Việt Nam
17:54' - 05/01/2018
Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Cao su Việt Nam, nhất là trong thời kỳ giá cao su rớt mạnh nhưng tập thể cán bộ, người lao động vẫn vượt khó đi lên, giữ vững sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương lần thứ hai
17:54' - 05/01/2018
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương Quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương lần thứ hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.