Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia
Sáng 12/10, tại Bali (Indonesia), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hội đàm.
Tại hội đàm, Tổng thống Joko Widodo bày tỏ vui mừng đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Indonesia lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; khẳng định chuyến thăm, cùng với những hoạt động trao đổi đoàn cấp cao gần đây, đã góp phần tạo đột phá và mốc phát triển mới cho quan hệ Việt Nam- Indonesia sau 05 năm thiết lập Đối tác chiến lược.
Tổng thống cảm ơn lãnh đạo Việt Nam đã kịp thời thăm hỏi và hỗ trợ Indonesia 100.000 USD khắc phục thiệt hại nặng nề của động đất, sóng thần tại tỉnh Trung Sulawesi vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Indonesia luôn là người bạn truyền thống của Việt Nam, mối quan hệ khăng khít giữa hai bên được thiết lập và thử thách suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Việt Nam luôn sát cánh và sẻ chia với nhân dân Indonesia trong những thời khắc khó khăn.
Hai nhà Lãnh đạo trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, đưa hợp tác lên tầm cao mới và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần tạo đột phá, đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của Đối tác Chiến lược; phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD với việc tạo thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa thuộc thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường, hạn chế áp dụng rào cản kỹ thuật, đơn giản hóa thủ tục hải quan, hợp tác chặt chẽ trong kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, và kiểm dịch.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, tạo các cơ chế đối thoại doanh nghiệp - doanh nghiệp, doanh nghiệp - chính phủ để kịp thời giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh.
Tổng thống Indonesia thông báo đã giao Bộ Công nghiệp Indonesia chủ trì giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập khẩu mặt hàng ti vi, điện thoại di động của Việt Nam vào Indonesia.
Hai bên nhất trí rà soát Hiệp định năm 1990 về Hợp tác kinh tế, thương mại và kỹ thuật, xem xét Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, thương mại và kỹ thuật (JTEC) để trở thành cơ chế đi đầu trong thúc đẩy hợp tác kinh tế hai bên.
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, sở hữu trí tuệ, công nghệ mới, năng lượng sạch, đô thị thông minh, công nghệ thông tin, nông nghiệp thông minh, logistics, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp… nhằm tranh thủ cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa hợp tác biển, nhất trí giao cơ quan chức năng của hai nước nghiên cứu sớm thành lập cơ chế hợp tác biển để thảo luận về các nội dung hợp tác liên quan, đặc biệt là hợp tác nghề cá, chế biến thủy sản, và xây dựng một khuôn khổ thuận lợi cho ngư dân hai nước hoạt động đánh bắt hải sản an toàn, bền vững và hợp pháp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ Indonesia đã cho hồi hương 177 ngư dân Việt Nam, đề nghị hai bên thường xuyên trao đổi thông tin và xử lý ngư dân, tàu cá trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
Hai bên nhất trí thúc đẩy thiết lập đường dây nóng về đánh bắt cá và các vấn đề trên biển, giao Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan phối hợp triển khai; đồng thời tích cực phối hợp triển khai Thông cáo chung về hợp tác quốc tế tình nguyện chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không giấy phép và không khai báo (IUU Fishing) vừa ký kết tháng 9/2018.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh tiến triển trong tiến trình phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sau 11 vòng đàm phán, nhất trí thúc đẩy sớm đạt được giải pháp phù hợp với cả hai nước và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hai bên ghi nhận những bước tiến mới trong hợp tác nông nghiệp, giáo dục đào tạo, kết nối, nhất trí cần mở rộng hơn nữa trong các lĩnh vực giàu tiềm năng này thông qua các hình thức phong phú như đào tạo kỹ năng cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số, tăng cường hợp tác du lịch, nghiên cứu mở đường bay thẳng kết nối các thành phố lớn, thành phố du lịch hai nước.
Hai bên chia sẻ tầm nhìn và cam kết tăng cường hợp tác, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Liên hợp quốc. Hai bên khẳng định hợp tác chặt chẽ, cùng các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và phát triển bao trùm, phát huy vai trò trung tâm ở khu vực, chủ động tham gia vào quá trình định hình các sáng kiến hợp tác khu vực. Tổng thống Joko Widodo cam kết hợp tác chặt chẽ và ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các bên liên quan khác đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý./.
- Từ khóa :
- thủ tướng nguyễn xuân phúc
- indonesia
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia nhất trí tạo đột phá mới
11:27' - 12/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí tạo đột phá mới và đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của quan hệ đối tác chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ciputra của Indonesia
10:18' - 12/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tập đoàn Ciputra đã và đang triển khai nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó có khu đô thị Ciputra Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Công ty Nikko (Indonesia)
10:12' - 12/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Công ty Nikko ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần Licogi 16 để xây dựng dự án đường cao tốc tại Jakarta trị giá 200 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.