Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng trưởng bao trùm để giảm chênh lệch vùng miền
* Tăng trưởng bao trùm để giảm chênh lệch vùng miền
Tại hội trường, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đặt vấn đề trước Thủ tướng về "tăng trưởng bao trùm". Theo đại biểu, "tăng trưởng bao trùm" được xem là một cách tiếp cận, một quan điểm phát triển được nhiều tổ chức quốc tế nhắc đến. "Trong các bài phát biểu của mình, nhiều lần, Thủ tướng nhắc đến việc theo đuổi mục tiêu "tăng trưởng bao trùm". Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và sẽ làm gì để thực hiện tăng trưởng bao trùm, phát triển hài hòa, một cách mạnh mẽ, thực chất. Vấn đề thứ hai mà đại biểu Tám đặt ra là về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình kinh tế tăng trưởng giai đoạn vừa qua đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với các nước. Chúng ta có rất ít những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết dự kiến sẽ có giải pháp đột phá gì để cải thiện thực trạng trên. Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng nêu rõ: "mô hình tăng trưởng của chúng ta nhấn mạnh đến sự bình đẳng và tiếp cận các cơ hội, để mọi người dân thụ hưởng thành quả tăng trưởng, không để ai bỏ lại phía sau". Thủ tướng nhấn mạnh, chủ trương này rất quan trọng. Đảng, Nhà nước ta xác định phát triển đồng đều các vùng. "Chủ trương này rất thành công. Độ chênh lệch tuy là có, nhưng so với các nước khác, nước ta còn tốt hơn. Chúng ta vui mừng về sự phát triển các vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân. Chúng ta đã có 118 chương trình liên quan đến phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Và trong phiên họp này, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về Đề án phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi và từ đó thực hiện chủ trương phát triển bao trùm" - Thủ tướng cho biết. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị cần định hướng cơ chế, chính sách quan tâm hơn đến người nghèo, những đối tượng chính sách, nhất là vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa; quan tâm các phúc lợi xã hội về việc làm để nhằm giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng; thực hiện tốt hơn nữa công bằng xã hội, tiến bộ xã hội đối với các vùng miền còn khó khăn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bao trùm. Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện tăng trưởng bao trùm phải ổn định vĩ mô. "Bởi vì, nếu phát triển nhanh nhưng lạm phát cao, không cải thiện được đời sống nhân dân. Giữ chỉ số lạm phát như vừa qua là rất cần thiết" - Thủ tướng phân tích, đồng thời cho biết, chúng ta có chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng để có thu nhập; tạo mọi điều kiện, cơ hội cho mọi người, nhất là người nông thôn, miền núi có điều kiện thu nhập. Đảng, Nhà nước tạo điều kiện về nguồn lực, về tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp trong phát triển. Những chủ trương tài chính vi mô hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, cho người dân những vùng khó khăn thông qua ngân hàng chính sách, một số quỹ khác rất cần thiết để giảm chênh lệch mức sống so với đô thị và nông thôn Việt Nam. Bên cạnh việc ổn định vĩ mô, Thủ tướng nhấn mạnh phải nâng cao ý thức tự cường của người dân. Nêu ra hình ảnh một bà cụ Thanh Hóa 83 tuổi đã 3 lần làm đơn xin thoát khỏi diện hộ nghèo, Thủ tướng nhấn mạnh ý thức tự lực, tự chủ của người dân là truyền thống văn hóa của dân tộc, chúng ta có nhiều điển hình trong cuộc sống. Về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Thủ tướng cho biết: mô hình tăng trưởng giai đoạn vừa qua đã được nhiều kết quả nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, sản phẩm còn yếu so với các nước phát triển. Nhất là chúng ta có ít doanh nghiệp, tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Thủ tướng đề nghị phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tốt hơn, nền tảng cho sự phát triển."Để thực hiện được điều đó cần thể chế pháp luật; hai là nguồn nhân lực; đặc biệt là hạ tầng chất lượng cao. Ba khâu này là điểm nghẽn của đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định. Muốn tái cơ cấu thành công thì phải đẩy mạnh 3 khâu này" - Thủ tướng nêu rõ.
Đồng thời, Thủ tướng cho rằng cần tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và tái cơ cấu. Thủ tướng ghi nhận, nhiều địa phương tái cơ cấu ngành rất tốt như: tỉnh Đồng Tháp hay Sơn La là tỉnh miền núi, thực hiện tái cơ cấu rất thành công và hiện có vùng trái cây lớn,... * "Kinh tế ban đêm" là một xu hướng, Việt Nam nên tận dụng thời cơ Trả lời chất vấn của đại biểu về quan điểm phát triển "kinh tế ban đêm", Thủ tướng cho biết: Kinh tế ban đêm là một sự năng động của kinh tế trong bối cảnh mới quốc tế, là thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng. "Năm nay ít nhất là 18 triệu lượt khách quốc tế, phần lớn trái múi giờ Việt Nam, mình mà đi ngủ, người ta đi chơi sẽ không có thời cơ để phục vụ, quảng bá về văn hóa ẩm thực, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ở Việt Nam. Cho nên, kinh tế ban đêm cũng tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết lao động" - Thủ tướng nói, đồng thời cho rằng, trước hết, các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn sẽ có điều kiện phát triển kinh tế ban đêm. "Đây cũng là vấn đề để trả lời các câu trả lời: Làm gì để du khách đến đông hơn? Làm gì để du khách lâu hơn? Làm gì để khách tiêu tiền nhiều hơn? Làm gì để khách kể về những trải nghiệm thú vị tại Việt Nam? Nhất là làm gì để du khách quay trở lại sớm nhất có thể?" - Thủ tướng nêu vấn đề, đồng thời nhấn mạnh "phát triển kinh tế ban đêm là một xu hướng các nước đang vận dụng, Việt Nam nên tận dụng thời cơ này". Đồng thời cho rằng: kinh tế ban đêm cũng có những mặt trái, Thủ tướng đề nghị cần phải chú trọng tốt công tác quản lý, không để tiêu cực có thể xảy ra. * Tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân Trả lời chất vấn của đại biểu về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng nhấn mạnh, kinh tế tư nhân là một trong động lực quan trọng phát triển đất nước, chúng ta đã có Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân. Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã có trên 800.000 doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Các địa phương đã chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân; các cấp, các ngành có liên quan được giao chương trình hành động để phát triển kinh tế tư nhân đã thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Đến nay, kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước. "Chúng ta vui mừng là có nhiều tập đoàn tư nhân đổi mới khoa học, công nghệ, đầu tư những sản phẩm có chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, nhất là đã ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Đảng, Nhà nước hoan nghênh và tạo mọi điều kiện để tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới" - Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới./.>>> Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh điều chỉnh quy hoạch ngành điện và huy động đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đánh giá về các phiên chất vấn
19:08' - 08/11/2019
Bên lề Kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá: Các Tư lệnh ngành đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, đưa ra phương hướng cụ thể để giải quyết những hạn chế còn tồn đọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn
07:51' - 08/11/2019
Ngày 8/11, Quốc hội bước sáng ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Mong muốn Bộ trưởng Công Thương thực hiện đúng cam kết sau chất vấn
12:42' - 07/11/2019
Sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiếp tục giải trình trước Quốc hội nhiều vấn đề "nóng" của ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.