Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Thư ký ASEAN
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng gặp lại Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi; hoan nghênh Tổng Thư ký và Đoàn Ban Thư ký ASEAN tới thăm, làm việc tại Việt Nam. Đánh giá cao nỗ lực và đóng góp của cá nhân Tổng Thư ký đối với ASEAN, Thủ tướng nêu rõ, ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, ở điểm giữa của chặng đường thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, do đó chuyến thăm này của Tổng Thư ký góp phần hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị tốt cho trọng trách này.
Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ hài lòng với kết quả của chuyến thăm Việt Nam lần này.Tổng Thư ký Lim Jock Hoi bày tỏ ấn tượng với công tác chuẩn bị của Việt Nam để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm tới; đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được.
Ông nêu rõ, Đoàn đã có nhiều cơ hội để trao đổi công việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam. Nhấn mạnh năm 2020 tới có ý nghĩa rất quan trọng với ASEAN vì là thời điểm giữa kỳ, rà soát các kế hoạch tổng thể của ASEAN.
Ban Thư ký ASEAN cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết nội khối, tăng cường quan hệ với các đối tác cũng như như ứng phó với các thách thức, biến động ở khu vực và thế giới.Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh các nước lớn hết sức gay gắt. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN luôn giữ được vai trò trung tâm, đoàn kết nội khối là hết sức quan trọng.ASEAN cần phát huy tốt vai trò người trung gian thực tâm, điều hòa, cân bằng quan hệ với các đối tác, nhất là các nước lớn.
Thủ tướng đề nghị, ASEAN cần tăng cường hơn nữa đoàn kết nội khối, tập trung tăng cường trao đổi thương mại mạnh mẽ hơn nữa.
Muốn làm được điều đó, phải nâng cao chất lượng phát triển của các nước ASEAN, tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Thủ tướng tin rằng vai trò của Tổng Thư ký ASEAN là rất quan trọng trong tăng cường kết nối.
Theo Thủ tướng, môi trường chiến lược khu vực và quốc tế biến động phức tạp, các vấn đề xuyên quốc gia gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi ASEAN phải không ngừng vươn lên bằng năng lực nội sinh mạnh mẽ để có thể thích ứng hiệu quả với những cơ hội và thách thức đặt ra.
Qua các năm 2018 với tinh thần “Tự cường và sáng tạo” và năm 2019 với tinh thần “Tăng cường đối tác vì sự bền vững”, ASEAN đã cho thấy bản lĩnh vững vàng và khả năng giữ vững đà liên kết và gắn kết, không ngừng đổi mới và điều chỉnh để thích nghi với những yêu cầu của tình hình mới. Việt Nam đang nghiên cứu chủ đề cho Năm ASEAN 2020 thiết thực nhất.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Liên hợp quốc đang nêu bật vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng là nước đang chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Do đó, ASEAN cần đặt vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên tại các chương trình nghị sự.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại; coi trọng nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 và đã tích cực tiến hành các công tác chuẩn bị.Tiếp nối đà của những năm trước và nhất quán với các mục tiêu xuyên suốt của ASEAN, Việt Nam sẽ hướng đến các ưu tiên nhằm tăng cường đoàn kết, thống nhất, củng cố gắn kết và liên kết trong ASEAN, nâng cao năng lực thích ứng của ASEAN trong tình hình mới, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong Tổng Thư ký và Ban Thư ký ASEAN tiếp tục quan tâm, phối hợp hỗ trợ Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Thủ tướng cũng mong Tổng Thư ký ASEAN hiểu rõ tình hình Biển Đông hiện nay; có tiếng nói bày tỏ quan điểm ủng hộ việc duy trì hoà bình, ổn định, phát triển thịnh vượng, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế.
Tổng Thư ký Lim Jock Hoi bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ, Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công Chủ tịch ASEAN trong năm tới.Hoàn toàn đồng ý với quan điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông cho rằng, ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối, thúc đẩy trao đổi thương mại.
Ông cũng bày tỏ ASEAN quyết tâm hoàn thành Hiệp định RCEP vào cuối năm nay và tiến tới ký chính thức vào năm tới.
Ông nhất trí với vấn đề biến đổi khí hậu, ASEAN cần phối hợp chặt chẽ để có giải pháp ứng phó hiệu quả, trong đó hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về vấn đề này cũng như đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực, thích nghi trong thời đại mới.
Tổng Thư ký Lim Jock Hoicam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để giữ đoàn kết trong ASEAN, giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nhạy cảm đang đặt ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Australia Scott Morrison
17:27' - 23/08/2019
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 24 tháng 8 năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn IFC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
19:23' - 15/08/2019
Chiều 15/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Philippe Le Houérou, Tổng Giám đốc điều hành Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
20:10' - 05/08/2019
Chiều 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.