Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục phát triển nhà ở xã hội với những biện pháp cụ thể
Chiều 16/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Xây dựng -lĩnh vực kinh tế đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước.
Tăng trưởng 8,7% Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, năm vừa qua, hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so với năm 2016.Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016), đạt xấp xỉ cận dưới của các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII (38 - 40%). Hiện cả nước có 813 đô thị (tăng 11 đô thị so với năm 2016).
Năm 2017, thị trường bất động sản cơ bản được kiểm soát, tiếp tục tăng trưởng, chưa có dấu hiệu bất thường, cực đoan lớn. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 23,4 m2 sàn/người, tăng 0,6m2 sàn/người so với 2016.Tổng số dự án bất động sản đang triển khai là 3.077 dự án với vốn đầu tư khoảng 3,3 triệu tỷ đồng, sử dụng 79.943 ha đất. Dư nợ tín dụng bất động sản đến Quý III/2017 khoảng 447 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 6-8% tổng dư nợ tín dụng và ở trong ngưỡng an toàn. Cơ cấu tín dụng và tiêu chuẩn vay kinh doanh bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Năm 2017 đã có thêm 5 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp hoàn thành, với quy mô khoảng 1.225 căn; 16 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 5.200 căn hộ. Thị trường bất động sản phát triển lành mạnh Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) phát triển mạnh đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với khoảng 300 dự án có quy mô lớn. Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam, thị trường bất động sản Việt Nam trong 2 năm qua đang phát triển đúng hướng, ổn định và lành mạnh.Điều này được thể hiện ở 3 yếu tố: Lượng giao dịch bất động sản năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 có 64 ngàn giao dịch trong khi năm 2016 chỉ có khoảng 40 ngàn giao dịch. Cùng với đó, giá bất động sản tương đối ổn định, phân khúc nhà ở giá rẻ thanh khoản tốt. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản có xu hướng giảm, dòng tín dụng trong lĩnh vực này được Ngân hàng Nhà nước điều hành an toàn hơn.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ áp dụng cơ chế tín dụng tích cực, linh hoạt hơn đối với bất động sản để kích thích các loại ngành nghề phụ trợ liên quan cùng phát triển; có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ vì đây là loại hình mà người dân có nhu cầu lớn. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vai trò, vị trí to lớn của lĩnh vực xây dựng trong các ngành kinh tế quốc gia. Khái quát năm 2017, Thủ tướng đánh giá ngành Xây dựng đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước được giao, có một số chuyển biến tích cực, khởi sắc trên một số lĩnh vực công tác, góp phần quan trọng vào việc thực hiện, đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước năm 2017. Phân tích một số mặt còn hạn chế, yếu kém của ngành, Thủ tướng cho rằng, việc theo dõi, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách, xử lý vướng mắc phát sinh từ thực tiễn còn bị động, chưa kịp thời. Chất lượng một số đồ án quy hoạch thấp, chưa đảm bảo về tầm nhìn và chưa phù hợp các điều kiện thực tiễn; có đồ án phải điều chỉnh quy hoạch ngay sau khi mới được phê duyệt. Đáng chú ý, vùng đô thị nông thôn vẫn còn tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, không đúng quy định, không tuân thủ trình tự, thủ tục. Đầu tư phát triển đô thị chưa đồng bộ về hạ tầng và thiếu tính kết nối liên vùng. Việc kiểm tra, rà soát đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị còn chậm, không triệt để. Cơ cấu hàng hóa bất động sản tuy đã được điều chỉnh nhưng còn chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở phân khúc giá rẻ và trung bình. Chưa quan tâm đúng mức chương trình phát triển nhà ở xã hội. Tạo chuyển biến thực chất trong cơ cấu lại ngành Xây dựng Giao nhiệm vụ cho ngành Xây dựng trong năm 2018, Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng “tiếp tục đổi mới, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa” trong chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành, bảo đảm cụ thể hơn, bám sát thực tiễn và giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn đặt ra. Thủ tướng mong muốn tạo chuyển biến thực chất, rõ nét hơn nữa trong cơ cấu lại ngành Xây dựng; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trong lĩnh vực xây dựng đạt 9,2% năm 2018.Thủ tướng đặt ra yêu cầu, đến năm 2020, xây dựng được hầu hết các công trình xây dựng thiết yếu, bảo đảm chất lượng, thẩm mỹ, có giá thành cạnh tranh; khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng, nhất là các dự án sử dụng vốn nhà nước; hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ xây dựng.
Thủ tướng lưu ý Bộ cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là hình thức đối tác công tư PPP để vừa huy động nguồn lực, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả công trình. Đi liền với đó là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, tiến độ xây dựng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.Ngành đầu tư thích đáng cho ứng dụng công nghệ mới trong quản lý đầu tư xây dựng, kỹ thuật thi công, vật liệu…; tìm ra các loại vật liệu tốt, rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam.Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng với lộ trình phù hợp để không gây biến động lớn, ảnh hưởng đến thị trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với đề xuất của Bộ về việc ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng theo hướng tăng cường công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, đặc biệt tại các đô thị lớn và các đô thị ven biển. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 để làm cơ sở việc di dời, xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương trên tình thần “đã có trụ sở mới rồi, phải trả lại trụ sở cũ”. Về công tác quản lý thị trường bất động sản, Thủ tướng nhắc lại mục tiêu không để xảy ra biến động bất thường, bong bóng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Bộ sớm hoàn thành Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương với những biện pháp cụ thể, tích cực hơn. Xây dựng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách và bảo đảm minh bạch thị trường. Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng yêu cầu trong năm 2018, ngành Xây dựng phải tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét, thực chất hơn đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo phương châm hành động của Chính phủ. Ngành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và chi phí cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp, người dân. Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động tặng lãnh đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc vì những thành tích xuất sắc trong công tác./.>>> Tp. Hồ Chí Minh sẽ chuyển đổi 3.500 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội
Tin liên quan
-
Bất động sản
Hơn 1.400 căn hộ nhà ở xã hội EHomeS Nam Sài Gòn gia nhập thị trường
17:25' - 28/10/2017
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (chủ đầu tư) trình làng hơn 1.400 căn hộ nhà ở xã hội thuộc dự án EHomeS Nam Sài Gòn và 100 căn hộ của blok cuối cùng thuộc dự án nhà ở xã hội EHomeS Phú Hữu.
-
Bất động sản
Phú Yên: Nhiều hồ sơ không đúng đối tượng tại dự án nhà ở xã hội Nam Hùng Vương
19:11' - 18/10/2017
Những người mua nhà tại Dự án nhà ở xã hội Nam Hùng Vương phải thuộc các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014. Tuy nhiên, qua thanh tra phát hiện có nhiều hồ sơ không đúng đối tượng.
-
Doanh nghiệp
Nam Long “bung” thêm hơn 1.100 căn hộ nhà ở xã hội ra thị trường
18:00' - 16/10/2017
Nằm trong chuỗi sự kiện “Mua nhà không khó” lần 2 diễn ra vào ngày 28/10 tới, Tập đoàn Nam Long cho biết sẽ giới thiệu hơn 1.100 căn hộ nhà ở xã hội ra thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.