Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Hội nghị diễn ra trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Phó Thủ tướng; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế; Bí thư, Chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa quan trọng, là năm có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước; tiếp tục hoàn thiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; là năm tăng tốc, về đích thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đồng thời là năm tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; tạo đà, tạo lực, tạo thế hướng tới đạt 2 mục tiêu chiến lược 100 năm, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng, quyết định quy mô nền kinh tế, GDP bình quân đầu người và các mục tiêu khác. Do đó, phải thúc đẩy tăng trưởng ở mức cao và bền vững, liên tục để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, Thủ tướng cho biết, từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao, trong khi có tới 108 quốc gia chưa vượt qua. Nhìn chung, các nền kinh tế trở thành nước thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trên dưới 10% năm trong khoảng 30 năm. Trong khi đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,4%/năm, vì vậy giai đoạn 2 thập kỷ tới cần tăng tốc, bứt phá mạnh hơn nữa mới có thể đạt được mục tiêu chiến lược đề ra đến năm 2045.
Chính phủ đã đề xuất mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt ít nhất 8%, chuẩn bị cho những năm tới tăng trưởng 2 con số. Trên cơ sở đó, Trung ương đã có kết luận, Chính phủ ban hành các Nghị quyết về mục tiêu tăng trưởng và giao chỉ tiêu cho các bộ, ngành, địa phương; Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua chương trình phát triển kinh tế-xã hội, với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt ít nhất 8%. “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đã ủng hộ, nhân dân đã đồng tình, Tổ quốc mong đợi, chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng chỉ rõ, để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, không còn cách nào khác, nước ta phải duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, liên tục trong 2 thập kỷ tới. Chỉ có như vậy, nước ta mới có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Thủ tướng lưu ý đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Đồng thời chỉ rõ, cả nước phải thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh, nhưng phải bền vững. Bên cạnh duy trì tăng trưởng cao, liên tục, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, đảm bảo an sinh xã hội, môi trường bền vững, xanh, sạch, đẹp.
Cho rằng, nhiệm vụ thời gian tới là rất nặng nề, song chúng ta phải có “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó” để tận dụng thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực để đạt các mục tiêu, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay xa, vươn cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu dự hội nghị tập trung bàn các giải pháp trọng tâm, đòn bẩy, điểm tựa để thực hiện đạt các mục tiêu, yêu cầu như nêu trên. Trong đó, đề xuất các giải pháp làm mới động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; thúc đẩy động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn; khai thác không gian biển, không gian vũ trụ, không gian ngầm… Trong đó, đầu tư công tiếp tục là một động lực rất quan trọng cho tăng trưởng, là “vốn mồi” để thu hút đầu tư tư nhân, dẫn dắt vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng yêu cầu quán triệt, thống nhất nhận thức và hành động, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện Kết luận số 123 của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Cùng với đó, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá bối cảnh tình hình thời gian tới, xác định rõ những khó khăn, thách thức, vướng mắc, nút thắt, điểm nghẽn trong thúc đẩy tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá, tác động mạnh mẽ, hiệu quả trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; kiến nghị cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, địa phương. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế là trọng tâm chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand tới Việt Nam
10:33' - 21/02/2025
Thủ tướng Luxon dự kiến sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về tăng cường Quan hệ Đối tác Chiến lược và thảo luận các phương thức hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng
06:00' - 21/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
20:22' - 20/02/2025
Thủ tướng Chính phủ có Công điện 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội cho Trung tâm tài chính, nhưng phải có kiểm soát
21:05' - 21/02/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình họp với lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ dự án Lô B-Ô Môn để có dòng khí đầu tiên vào tháng 8/2027
18:37' - 21/02/2025
Petrovietnam và các nhà đầu tư, các nhà thầu đang hợp tác chặt chẽ với tinh thần "một đội ngũ, một mục tiêu" để hoàn thành các mục tiêu giai đoạn 2 năm 2025 của dự án phát triển mỏ khí Lô B-Ô Môn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị khởi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
17:49' - 21/02/2025
Dự án Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là Dự án rất quan trọng trong việc truyền tải điện mua từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh chậm tiến độ do thiếu nguồn cát
16:14' - 21/02/2025
Hiện nay, dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đang gặp khó khăn là nguồn cát đắp nền đường khan hiếm, còn thiếu khoảng 54.500 m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công Dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan
16:08' - 21/02/2025
Các nhà thầu đang tích cực thi công, mục tiêu đến tháng 8/2025 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị
16:08' - 21/02/2025
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413km và phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ Sài Gòn - Đại Ninh: Tập đoàn Novaland kháng cáo xin tiếp tục được thực hiện dự án
16:01' - 21/02/2025
Tập đoàn Novaland kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm, trong đó, không kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh mà giao cho các bên liên quan được tiếp tục thực hiện Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn lưới truyền tải điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên
15:29' - 21/02/2025
Mùa khô hàng năm vẫn được đánh giá là một trong những mùa áp lực về cung cấp điện rất lớn, không chỉ trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên mà còn trên địa bàn cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Rosatom giới thiệu công nghệ tương lai tiềm năng cho hợp tác với Việt Nam
15:03' - 21/02/2025
Hiện nay tại Rosatom đang phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ lượng tử trong lĩnh vực điện hạt nhân.