Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn ngành vật liệu xây dựng
Hội nghị được tổ chức trực tuyến giữa điểm cầu Trụ sở Chính phủ với UBND 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các các hiệp hội, hội, Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép. Phát biểu mở đầu Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng là những vật liệu thiết yếu để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng, công nghiệp, sân bay, bến cảng, các công trình quốc phòng, an ninh; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn... Phát triển bền vững ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng tại nước ta là một trong những vấn đề quan trọng, luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Với các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương; sự tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng đã có sự phát triển vượt bậc trong 10 năm gần đây.Trong đó, xi măng đã được đầu tư với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, đứng hàng đầu thế giới. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay lên đến 500 nghìn tỷ đồng. Gạch ốp lát đã được đầu tư với tổng công suất đạt 831 triệu m2/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Sứ vệ sinh đã được đầu tư với tổng công suất đạt 26 triệu sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 25 nghìn tỷ đồng.
Kính đã được đầu tư với tổng công suất đạt 5.900 tấn thủy tinh/ngày, đứng trong nhóm 5 nước có sản lượng lớn nhất Đông Nam Á. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Vật liệu xây không nung đã đầu tư với tổng công suất đạt 12 tỷ viên/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 12,5 nghìn tỷ đồng. Ngành thép trong giai đoạn 2011-2022 có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 14,25%. Sản lượng thép năm 2022 tăng gấp 5 lần so với năm 2011. Đặc biệt giai đoạn 2016-2022, ngành thép đạt tốc độ tăng trưởng rất cao với mức bình quân 27,11%/năm. Tuy nhiên, theo Thủ tướng trong những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi dẫn đến sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng suy giảm. Tổng sản lượng sản xuất xi măng và clanhke cả năm 2023 chỉ đạt 92,9 triệu tấn. Dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế. Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 đạt 87,8 triệu tấn (bằng 88% so với năm 2022). Năm 2023, sản xuất thép xây dựng đạt 10,655 triệu tấn (giảm 12,2% so với năm 2022), tiêu thụ đạt 10,905 triệu tấn (giảm 11,2% so với năm 2022)… Thủ tướng cho biết, Chính phủ tổ chức Hội nghị này để tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Do đó Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự Hội nghị trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng thời gian qua; làm rõ nguyên nhân tình hình tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng từ năm 2023 đến nay lại sụt giảm lớn, chưa đạt mục tiêu đề ra.Nhấn mạnh nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng phải phát triển theo quy luật thị trường, song có sự quản lý của Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, người dân; vai trò, trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong giải quyết các điểm nghẽn; khuyến khích sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng cần cơ chế chính sách gì; công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần thay đổi phương thức nào...
Thủ tướng đặt vấn đề, trong bối cảnh cả nước đang tập trung thúc đẩy đầu tư công, xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa nhà tạm, dột nát và các công trình quan trọng khác, phải chăng nên có cơ chế để thúc đẩy tiêu thụ, kích cầu sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng. Theo Bộ Xây dựng, trong 10 năm gần đây, tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m² gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m² kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn). Chất lượng vật liệu xây dựng Việt Nam đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh, môi trường của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đứng tốp đầu trong các nước ASEAN. Tổng giá trị doanh thu hàng năm ngành vật liệu xây dựng chưa bao gồm thép xây dựng ước đạt khoảng 600 ngàn tỷ đồng (chiếm gần 6% GDP quốc gia). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút, dẫn đến đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, mất việc làm của nhiều người lao động, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vấn đề vật liệu san lấp tại các dự án đường bộ cao tốc
13:04' - 14/06/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phát động phong trào thi đua 500 ngày hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31/12/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thi đua đạt mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31/12/2025
09:53' - 14/06/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp, tập trung thúc đẩy các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, an toàn lao động...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cương quyết loại bỏ cơ chế “xin - cho”
19:24' - 13/06/2024
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính điều kiện kinh doanh, giảm phiền hà sách nhiễu, đi lại, chi phí tuân thủ, cương quyết loại bỏ cơ chế “xin - cho”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt hơn để Đề án 06 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp
13:37' - 10/06/2024
Trong số 23 nhiệm vụ được Thủ tướng chỉ đạo tại văn bản 452, các bộ ngành đã hoàn thành 1/8 nhiệm vụ chung và 11/15 nhiệm vụ cụ thể.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).