Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
Chiều tối 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18 – NQ/TW) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn và một số Bộ trưởng là Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo nghiên cứu, thảo luận đề xuất nhiệm vụ, phương án, giải pháp về đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; xây dựng Đề án tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XVI, nhiệm kỳ 2026 - 2031. Trong đó, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu một số mô hình, kinh nghiệm; đồng thời đề xuất việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Kết luận Phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã họp Phiên thứ nhất và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vừa qua đã xác định rõ nhiệm vụ về việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tinh gọn tổ chức bộ máy.
Cho rằng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, trong khi thời gian không còn dài, Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao, khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, khoa học, khách quan, trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
Yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo hoặc Tổ công tác do người đứng đầu làm Trưởng ban để triển khai ngay các nhiệm vụ về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng phương án sắp xếp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy phải song song với việc sắp tổ chức Đảng tại các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời rà soát, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn; đặc biệt trú trọng bố trí, sắp xếp nhân sự và chính sách cán bộ trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy. Thủ tướng giao Bộ Nội vụ - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp tụ hoàn thiện dự thảo kế hoạch chung của Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Quá trình triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải không làm ảnh hưởng công việc, phải có sự nối tiếp, liên tục, thông suốt, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ năm 2024, cả nhiệm kỳ 2021 – 2025 và Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đối với việc sắp xếp các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xây dựng các Tập đoàn kinh tế lớn - những “quả đấm thép” của đất nước, còn các doanh nghiệp nhỏ, chuyên ngành giao cho các Bộ, ngành vừa quản lý Nhà nước, đại diện chủ sở hữu. Riêng về tên gọi các bộ, ngành, cơ quan sau sắp xếp, các Bộ, ngành tham khảo, đề xuất phương án trình Ban Chỉ đạo xem xét và trình cấp có thẩm quyền.- Từ khóa :
- thủ tướng
- thủ tướng chính phủ
- tổ chức bộ máy
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
07:51' - 28/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.