Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực cho sự phát triển
Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội trị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng chủ trì hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà.
Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại đầu cầu 63 địa phương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.* Giải ngân chậm một phần do thủ tục, đầu tư dàn trải
Hội nghị đánh giá, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo sát sao công tác giải ngân vốn đầu tư công. Trong năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 20 nghị quyết, công điện, văn bản và tổ chức 3 Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thành lập 6 Tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân đầu tư công.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được triển khai đồng bộ và đạt được một số kết quả tích cực, đạt gần 93,5% kế hoạch. Trong đó, biểu dương 8 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 100% trở lên kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cũng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao; ban hành 17/17 văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách thuộc Chương trình; giải ngân các chính sách hỗ trợ đến tháng 01/2023 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng. Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đã ban hành 69/72 văn bản quy định cơ chế quản lý, hướng dẫn thực hiện các Chương trình. Đến hết tháng 12/2022 đã giải ngân khoảng 92,9% kế hoạch vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận, làm rõ trách nhiệm; phân tích kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm; nhất là nêu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; chia sẻ những mô hình, các làm hay, sáng tạo, giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện; đề xuất giải pháp và nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện giải ngân vốn đầu tư công thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế... Các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ giải ngân vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 được Quốc hội quyết nghị hơn 711.684 tỷ đồng là rất nặng nề, cần phải nỗ lực hơn so với thời gian qua; đặc biệt tháo gỡ các vướng mắc và sự chậm trễ trong giải quyết các trình tự, thủ tục hành chính; việc phân cấp, phân quyền cần được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa; tiếp tục điều chỉnh một số quy định chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo tình hình mới; cần đàm phán, tháo gỡ khó khăn trong đáp ứng các yêu cầu khác nhau tại một số dự án từ nguồn vốn ODA. Cùng với đó, phải giải quyết tốt công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; nâng cao năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thi công; đặc biệt tăng cường phối hợp giữa các bên trong triển khai các dự án đầu tư công. Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đóng góp quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo các cân đối lớn. Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều dự án kéo dài nhiều nhiệm kỳ, nhiều năm được tháo gỡ, thúc đẩy; hoàn thành và đưa vào sử dụng 310 km và thông xe kỹ thuật 255 km đường bộ cao tốc; khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và nhiều công trình, dự án quan trọng khác. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng được các cấp, các ngành tập trung triển khai và đạt hiệu quả bước đầu, song vẫn còn hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, công tác giải ngân và phân bổ vốn đầu tư công vẫn chậm so với yêu cầu; phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công. “Yêu cầu các cơ quan, địa phương nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trên cơ sở đó phải quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công tại cơ quan, địa phương mình nhanh và hiệu quả”, Thủ tướng chỉ rõ. Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, việc đầu tư công chậm, một phần còn do thể chế, cơ chế, chính sách chưa điều chỉnh phù hợp, kịp thời; trong công tác triển khai dự án do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh và nhiều nơi còn thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu; tăng chi phí doanh nghiệp; chậm trễ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; công tác xây dựng kế hoạch còn hạn chế; thiếu quyết tâm chính trị, chưa sâu sát, cụ thể, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án; sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh... Về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng cho rằng vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, triển khai hỗ trợ 2% lãi suất rất chậm, mới đạt 0,2%, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 sau khi sử dụng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư hơn 2,8 nghìn tỷ đồng chưa đề xuất phương án xử lý. Hiện, tỷ lệ giải ngân vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia tính đến 30/1/2023, mới đạt 57% kế hoạch. “Tất cả các chủ thể có liên quan đều có trách nhiệm và khuyết điểm trong chuẩn bị và thực hiện giải ngân đầu tư công; thực hiện chương trinh phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia”, Thủ tướng chỉ rõ.* Đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực cho sự phát triển
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng nhắc lại, giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực cho sự phát triển, nhằm tạo công ăn, việc làm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khắc phục những hạn chế nội tại và tác động bên ngoài. Do đó phải tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, các cấp, ngành phải quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2023. Các bộ, ngành, địa phương phải đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thủ tướng chỉ đạo, phải bám sát, nhận diện và đánh giá đúng, trúng tình hình; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt hoạt động đầu tư công; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công, tránh tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện đầu tư công. Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát các thủ tục pháp lý và giải quyết theo thầm quyền, những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyết xử lý; khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, bảo đảm sự linh hoạt, chủ động trong điều hành kế hoạch gắn chỉ đạo với kiểm tra, đôn đốc. Theo Thủ tướng, phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý; phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án; tăng cường phối hợp trong giải quyết các vướng mắc phát sinh. Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát các dự án, nhất là các dự án khởi công mới; làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. “Bí thư, cấp ủy huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội vận động, giúp đỡ người dân trên quan điểm bảo đảm tốt nhất có thể, nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, Thủ tướng nhấn mạnh. Người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; xác định rõ và công khai, minh bạch về tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện lựa chọn nhà thầu để lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, uy tín, kinh nghiệm; khuyến khích các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); xử lý nghiêm tập thể, cá nhân chậm trễ. Về vấn đề vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại; kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng theo quy định. Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, nhà thầu, nhà đầu tư phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, hợp đồng ký kết, bảo đảm tiến độ, chất lượng.; chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý đầu tư công. Về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo; yêu cầu Bộ Tài chính bám sát Đề án để có phương án huy động nguồn lực thực hiện Chương trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 104/QĐ-TTg; có giải pháp phù hợp để đáp ứng kịp thời nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP trong tháng 02 để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%. Đồng thời, rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cho điều chuyển phần dự toán không sử dụng hết sang các nhiệm vụ chi hoặc hình thức hỗ trợ phù hợp khác. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, rà soát, tổng hợp tình hình phân bổ chi tiết, giải ngân nguồn vốn của Chương trình trong kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2023; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ hằng tháng. Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay các dự án đầu tư đã đủ thủ tục, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Với những dự án còn lại, khẩn trương hoàn thiện thủ tục gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với số vốn 14.151 tỷ đồng còn lại; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không được phân bổ do không đáp ứng đúng thời hạn quy định. Các bộ, cơ quan, địa phương bố trí đủ kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình, điều hòa linh hoạt vốn giữa Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm giải ngân toàn bộ số vốn của Chương trình trong năm 2023. Đối với 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành 3 văn bản hướng dẫn thực hiện còn lại; sửa các văn bản pháp luật không phù hợp; đổi mới cách nghĩ, cách làm, xây dựng chính sách, dự án có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và phù hợp đặc thù riêng của địa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân đầu tư công
10:25' - 21/02/2023
Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội trị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
-
DN cần biết
Thanh Hoá ưu tiên nhà thầu có năng lực thực hiện dự án đầu tư công
09:42' - 17/02/2023
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu cao giải ngân vốn đầu tư công
13:29' - 16/02/2023
Năm 2023, Tp. Hồ Chí Minh được giao hơn 70.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, cao gần gấp 2 lần so với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (Phần cuối)
17:21' - 08/02/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023 trực tuyến với địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi hành “Đoàn tàu Thống Nhất” nối liền non sông một dải
22:05' - 29/04/2025
Thời điểm hai đoàn tàu gặp nhau lúc 12 giờ 40 phút ngày 30/4/2025 là khoảnh khách vô cùng đáng nhớ, đúng ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:44' - 29/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp sang tham dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia
18:41' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Sen để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Nhân dân Campuchia.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch nước Cuba
17:52' - 29/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Salvador Valdes Mesa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba đang có chuyến thăm Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại
17:09' - 29/04/2025
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
17:07' - 29/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe hơn 4 km dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát
14:51' - 29/04/2025
Sáng 29/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, qua đó phấn đấu hoàn thành toàn dự án vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre
14:51' - 29/04/2025
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tổ chức lễ đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31' - 29/04/2025
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.