Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 16
Tối 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16, cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ và Tổng Thư ký ASEAN.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được mời trình bày về nỗ lực ứng phó COVID-19, tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tại Hội nghị, Lãnh đạo các nước hoan nghênh kết quả đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động Manila giai đoạn 2018-2022, chỉ đạo phối hợp xây dựng kế hoạch hành động mới cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với tình hình, ưu tiên các nỗ lực ứng phó đại dịch, hướng đến phát triển xanh và bền vững.
Trên nền tảng tạo dựng hơn 15 năm qua, phát huy thế mạnh là khu vực có vị trí chiến lược chiếm 54% dân số và 62% tổng GDP toàn cầu, các nước nhấn mạnh EAS cần tiếp tục là diễn đàn hàng đầu do ASEAN dẫn dắt, là nơi các Lãnh đạo đối thoại, trao đổi về các vấn đề chiến lược của khu vực.
Trước tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, lãnh đạo các nước nhất trí cần đẩy mạnh hợp tác đa phương, khu vực và quốc tế trong giải quyết các thách thức nổi lên; ứng phó hiệu quả COVID-19; duy trì, thúc đẩy liên kết kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư; khôi phục, ổn định chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, hướng tới phục hồi toàn diện, bền vững.
Các lãnh đạo nhất trí EAS cần đóng góp hiệu quả cho các nỗ lực bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác; kiềm chế để không có các hoạt động làm gia tăng căng thẳng, phức tạp tình hình, không quân sự hóa, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước UNCLOS 1982.
Các nước kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Các Đối tác EAS hoan nghênh và khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò, những nỗ lực của ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp sớm ổn định tình hình.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh EAS cần tiếp tục phát huy vai trò, giá trị chiến lược thúc đẩy hành xử minh bạch, đối thoại thẳng thắn, tạo dựng lòng tin, giúp hài hòa các khác biệt, tăng cường chia sẻ trách nhiệm góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng đề nghị các nước cần chung tay quản lý những thay đổi một cách phù hợp, hiệu quả, đề cao hợp tác đa phương, hài hòa chính sách, phối hợp hành động để ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên, ngăn ngừa nguy cơ bất ổn và thúc đẩy phát triển, phục hồi bền vững, nhất là về kinh tế-xã hội sau đại dịch.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị các Đối tác EAS, với nền y học tiên tiến, đẩy mạnh hợp tác nâng cao năng lực y tế, tạo thuận lợi cho tiếp cận đầy đủ, kịp thời vaccine và thuốc điều trị COVID-19, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực cảnh báo sớm.
Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định ủng hộ cam kết quốc tế về các biện pháp y tế để chống dịch trên toàn cầu.
Nhấn mạnh các nỗ lực đẩy nhanh phục hồi kinh tế với người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, Thủ tướng đề nghị ASEAN và các Đối tác phối hợp tăng cường cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường của nhau; xuất khẩu, chuyển giao công nghệ số, công nghệ xanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phục hồi đồng đều, bền vững, bao trùm ở khu vực, gắn kết với chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế bao trùm.
Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đề cao tinh thần trách nhiệm, hành xử phản ánh đúng cam kết, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đa phương, thượng tôn pháp luật, duy trì quan hệ quốc tế lành mạnh, tránh làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông là lợi ích chung và cần có sự chung tay đóng góp của tất cả các nước.
Theo đó, các quốc gia cần tự kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, theo luật pháp quốc tế, dựa trên UNCLOS 1982.
Thủ tướng kêu gọi nỗ lực thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, khuôn khổ điều chỉnh các hành vi, hoạt động trên biển và đại dương.
Kết thúc Hội nghị, các lãnh đạo EAS đã thông qua các Tuyên bố EAS về các chủ đề hợp tác sức khỏe tinh thần, phục hồi bền vững, tăng trưởng kinh tế thông qua phục hồi du lịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị các nước ASEAN+3 tiếp tục phát huy hơn nữa thế mạnh trong ứng phó khủng hoảng
19:43' - 27/10/2021
Chiều 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN+3 lần thứ 24.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và WEF
18:51' - 27/10/2021
Ngày 29/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và WEF bằng hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển đồng đều
12:41' - 27/10/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Nhật Bản đã hỗ trợ vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam, và khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy thành lập, đưa vào vận hành hiệu quả Trung tâm AC-PHEED.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ trên cả 3 khía cạnh
07:43' - 27/10/2021
Tối 26/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự trực tuyến Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.