Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam
Tiếp tục chương trình làm việc với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, chiều 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư cùng Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Dự Tọa đàm có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, các Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản và các tập đoàn của Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam. Qua gần 52 năm vun đắp và xây dựng, với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, thực chất, trở thành một hình mẫu quan hệ đặc biệt tốt đẹp, nhất là sau khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục phát huy vai trò trụ cột và là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước. Theo đó, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp vốn ODA và hợp tác lao động lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác thương mại và du lịch lớn thứ tư của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản có hơn 5.500 dự án đầu tư tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt hơn 46,2 tỷ USD. Về ODA, Nhật Bản dành cho Việt Nam hơn 20 tỷ USD vốn vay, gần 750 triệu USD viện trợ không hoàn lại và khoảng 1,34 tỷ USD hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật. Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực ở nhiều địa phương. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới đạt 56,1%, mức cao nhất tại ASEAN. Điều này minh chứng rõ ràng cho việc Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tại Tọa đàm, các đại diện của Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; mong muốn tiếp tục góp phần vào sự phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ quan tâm đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, phát triển mạng lưới giao thông đô thị; xúc tiến đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn, các dự án điện sinh khối, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, kể cả dự án điện hạt nhân; công nghiệp ô tô; xây dựng các trung tâm thương mại… Các doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ băn khoăn và mong muốn Việt Nam tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định; tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế liên quan các lĩnh vực mới như Luật dữ liệu; đề xuất sớm giải quyết các vấn đề vướng mắc tại các dự án, nhất là các vấn đề liên quan các dự án hợp tác ODA hạ tầng, gia hạn giấy phép đầu tư…; cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trao đổi, chỉ đạo giải quyết cụ thể các vướng mắc tại các dự án như: Dự án xây dựng tuyến sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Dự án nhà máy dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án bệnh viện Chợ Rẫy hữu nghị Việt - Nhật, Dự án nhiệt điện Ô Môn, nhiệt điện LNG Quảng Ninh, Dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo… Kết luận tại Tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn các ý kiến thẳng thắn, chân thành; các trao đổi, đưa gia hướng giải quyết hiệu quả các vướng mắc của cả hai bên; yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp, dự thảo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”. Trước băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp về ảnh hưởng của việc sắp xếp tổ chức bộ máy tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, việc sắp xếp tổ chức bộ máy thời gian qua và tiếp tục thực hiện trong thời gian tới của Việt Nam là để tinh, gọn, mạnh, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, cắt bỏ cơ chế xin - cho, với mục tiêu cuối cùng là mang lại thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp.Đối với vướng mắc, tồn đọng tại Dự án xây dựng tuyến sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, với phương châm “Non cao cũng có đường trèo; Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”, Thủ tướng Chính phủ giao Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và đối tác Nhật Bản giải quyết dứt điểm, xong trước ngày 30/4/2025, trên tinh thần tin cậy, công khai, minh bạch; khi giải quyết không được quan liêu mà phải hợp tác với nhau để xử lý, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Thông tin về thành tựu phát triển kinh tế Việt Nam, với sự đóng góp của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
PVFCCo hợp tác với Hanwa để xuất khẩu phân đạm ure sang Nhật Bản
09:02' - 25/02/2025
PVFCCo sẽ cung cấp cho Hanwa khoảng 20 nghìn tấn ure/năm, đáp ứng nhu cầu tại thị trường Nhật Bản.
-
DN cần biết
Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nhật Bản
19:15' - 24/02/2025
Ngày 24/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Bùi Minh Thạnh đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Nghị sĩ Hội đồng tỉnh Ibaraki, ông Masashi Suzuki, cùng đoàn doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hoá
21:49' - 15/04/2025
Ngày 15/4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và Vinachem hợp tác toàn diện hướng tới tương lai công nghệ cao
20:56' - 15/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
20:03' - 15/04/2025
Khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó giải quyết, làm quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng khu tái định cư và khu nhà ở xã hội quy mô lớn tại Ninh Thuận
18:57' - 15/04/2025
Theo Chủ đầu tư dự án, dự án Khu đô thị mới Bờ sông Dinh có diện tích trên 37 ha, quy mô dân số 6.500 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
18:35' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 769/QĐ-TTg kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa chủ động phòng cháy rừng từ sớm, từ xa
18:16' - 15/04/2025
Trước diễn biến phức tạp của mùa khô, các cấp chính quyền và đơn vị chủ rừng ở Khánh Hòa đã chủ động vào cuộc từ rất sớm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp cận kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do
18:15' - 15/04/2025
Bình Dương đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng và đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động phía Nam vẫn "thừa người - thiếu việc phù hợp"
17:48' - 15/04/2025
Sự gia tăng nhanh về số lượng người tìm việc cùng với thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp đã đặt ra các vấn đề mới trong kết nối cung - cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng: Dự kiến trung tâm của tỉnh mới sẽ đặt tại Ninh Kiều
17:34' - 15/04/2025
Sau khi sáp nhập, tổng diện tích của thành phố Cần Thơ sẽ vượt 6.400km2, dân số trên 4 triệu người và có 99 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 30 phường và 69 xã.