Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tái cơ cấu để giữ thương hiệu Đạm Hà Bắc
Qua đó, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn tại nhiều năm qua liên quan dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc.
Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác cũng thăm dây chuyền số 2 của Nhà máy mới được đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2015, có công suất 500 ngàn tấn/năm. Mặc dù đã đi vào hoạt động được 7 năm, song một số hạng mục phụ trợ vẫn dở dang chưa nghiệm thu do phía nhà thầu rút khỏi dự án về nước.
Trong quá trình thăm Nhà máy, Thủ tướng đặc biệt quan tâm vấn đề xử lý môi trường do đây là nhà máy hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, nếu không xử lý tốt, rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, từ khi được mở rộng, nâng công suất, Nhà máy Đạm Hà Bắc luôn duy trì công suất ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2020 lỗ lũy kế lên tới hơn 4.760 tỷ đồng. Riêng năm 2021, Công ty sản xuất đạt 92% công suất với 473 nghìn tấn ure, doanh thu 4.498 tỷ đồng, lần đầu tiên lãi hơn 6 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm quy đổi ra ure của Công ty đạt hơn 236 ngàn tấn, tổng doanh thu đạt gần 3.600 tỷ đồng, ước lãi 1.347 tỷ đồng. Điều đáng quan tâm, tuy sản xuất ổn định, song hiện Công ty đang gánh khoản nợ lớn và thường xuyên phát sinh do lãi suất, phạt trả chậm...; dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc là một trong 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành Công Thương. Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ, ngành cho rằng, những yếu kém xảy ra tại dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc là do công tác xây dựng đề án chưa sát thực tế; không đánh giá được việc cơ cấu vốn, trả nợ, lãi suất vay khiến chi phí tài chính rất lớn đã đẩy dự án vào cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, sau khi dự án đi vào hoạt động, giá nguyên nhiên liệu tăng cao gấp hơn 2 lần so với trước đó; trong khi giá phân lại giảm. Để khắc phục, Đạm Hà Bắc cần được tái cơ cấu tài chính. Theo đó, cần khoanh nợ, điều chỉnh lãi suất, kéo dài thời hạn vay, dừng tính lãi phạt...Sau khi nghe đại diện các bộ, ngành phát biểu ý kiến về nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tồn tại liên quan dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc, kết luận buổi làm việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, cuộc làm việc này nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém.
Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc đã đi vào hoạt động 7 năm qua, song chưa hiệu quả, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính, đặc biệt là vi phạm trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, làm cho chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh thấp, tiêu thu sản phẩm kém; việc hoàn vốn, trả nợ chậm, “nợ chồng nợ”. Sau quá trình xây dựng và đi vào hoạt động, dự án nảy sinh các vướng mắc về thực hiện hợp đồng thi công, vấn đề tài chính, chi phí sản xuất, vấn đề môi trường; trong khi đó quan điểm xử lý và sự phối hợp giữa các bộ, ngành đối với các khó khăn, vướng mắc chưa chặt chẽ; quyết tâm của Công ty trong việc xây dựng Nhà máy xanh, sạch, đẹp chưa cao. Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ một số hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc như kể trên. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao trách nhiệm trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện đề án theo chỉ đạo của Chính phủ, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, đảm bảo phù hợp, khả thi, hiệu quả; quyết tâm tái cơ cấu để Nhà máy phát triển, phục vụ phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển nông nghiệp. Các bộ, ngành, đơn vị liên quan phối hợp, tập trung hoàn thiện đề án trong tháng 8/2022; vấn đề nào thuộc thẩm quyền các bộ, ngành thì các bộ, ngành chủ động xử lý; nếu vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp báo cáo, trình cấp có thẩm quyền. “Phải tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng đa dạng sản phẩm; cải tiến, nâng cao năng suất lao động, cải tiến quy trình sản xuất; xây dựng Nhà máy xanh, sạch, bền vững; quyết tâm giữ lại Nhà máy, một thương hiệu lớn, nơi có bề dày truyền thống này; góp phần đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân Công ty”, Thủ tướng chỉ rõ. Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bắc Giang ngoài tham gia xử lý các vấn đề phát sinh, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát để đốc thúc, đảm bảo việc khắc phục các khó khăn, vướng mắc khả thi, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Công ty tổ chức rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất, xả thải để nhanh chóng khắc phục các vấn đề về môi trường; giải quyết dứt điểm các hạng mục, công trình, thiết bị giữa dây chuyền 1 và dây chuyền 2 của Nhà máy để toàn Công ty hoạt động có quy củ, hiện đại, xanh, sạch, đẹp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam
12:35' - 03/08/2022
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế uy tín đã đánh giá cao kết quả đạt được và triển vọng phát triển của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Anh đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào tăng trưởng xanh
19:20' - 02/08/2022
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Anh đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giáo dục - đào tạo, dược phẩm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
10:12' - 01/08/2022
Sáng 1/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc
10:55' - 30/07/2022
Sáng 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.