Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, cơ quan và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Brazil sẵn sàng làm cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam vào khu vực Mercosur
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Brazil tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ đạt gần 8 tỷ USD năm 2024. Brazil luôn giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Brazil trong ASEAN. Hai bên đang hướng đến đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 15 tỷ USD vào năm 2030.
Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại, đầu tư song phương, đồng thời trao đổi về khả năng khởi động đàm phán một hiệp định thương mại ưu đãi giữa Việt Nam và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Tại Diễn đàn, các đại biểu cho rằng dư địa hợp tác kinh tế giữa hai bên còn rất lớn và chưa xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị, ngoại giao, nhất là sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 11/2024.
Cộng đồng doanh nghiệp hai nước được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, mong muốn hợp tác đầu tư của mỗi bên; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước, nhất là trong các lĩnh vực mà bên này có tiềm năng, thế mạnh mà bên còn lại có nhu cầu như: hàng không, cơ khí, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng (điện, dầu), nông nghiệp, bán buôn và bán lẻ, khoa học công nghệ…
Phát biểu tại Diễn đàn, bày tỏ ngưỡng mộ, yêu quý đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người bạn của các dân tộc trên thế giới, Tổng thống Brazil Lula da Silva nhấn mạnh, ông thăm Việt Nam không chỉ với tư cách là Tổng thống Brazil mà là một người bạn thân thiết của Việt Nam; vui mừng khi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Việt Nam giữa 2 lần thăm Việt Nam; cho rằng Việt Nam là hình mẫu cho nhiều nước học tập.
Theo Tổng thống trong chuyến thăm, ông đã có các cuộc tiếp xúc với người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam. Hai bên thảo luận rất cởi mở, thuận lợi, đạt kết quả thiết thực, với nhiều văn kiện hợp tác quan trọng được ký kết.
Tổng thống Brazil cho rằng, Việt Nam - Brazil tuy xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng rất gần gũi. Việt Nam với 100 triệu dân và Brazil với 196 triệu dân, là thị trường khá lớn của nhau. Việt Nam và Brazil đều có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc; người dân yêu thể thao, đặc biệt là bóng đá; là hai nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới…
Tuy nhiên, với gần 8 tỷ USD/năm như hiện nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với quan hệ giữa hai nước và mong muốn của mỗi nước. Do đó, hai bên cần nỗ lực, khai thác tối đa các hiệp định thương mại giữa hai nước và các không khổ khác mà 2 nước tham gia để thúc đẩy thương mại, sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD trong thời gian tới.
Cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố cho phép nhập khẩu thịt bò của Brazil, Tổng thống Lula da Silva cho biết sẽ đầu tư các nhà máy chế biến thịt bò để thông qua Việt Nam, thâm nhập vào thị trường ASEAN; chiều ngược lại, Brazil sẵn sàng làm cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi vào khối Mercosur.
Giới thiệu các tiềm năng hợp tác mà Brazil có thế mạnh như hàng không, nhiên liệu sinh học, thể thao, nông nghiệp…, Tổng thống Brazil đề nghị các doanh nghiệp hai nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân kết nối với nhau, thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư, hiện thực hóa, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil; đề nghị hai bên nghiên cứu lập các quỹ chung để xúc tiến đầu tư, phát triển khoa học, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho doanh nghiệp 2 nước hợp tác, đầu tư...
Phát biểu tại đây, trân trọng cảm ơn Tổng thống Brazil đã mang tới Việt Nam những tình cảm nồng ấm từ những người bạn Brazil và cá nhân Tổng thống; đặc biệt Brazil cùng hơn 70 nước khác đã công nhận quy chế kinh tế thị trường với Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là ủng hộ một Brazil độc lập, mạnh, hùng cường và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới; nhân dân Brazil ngày càng hạnh phúc và ấm no.
Theo Thủ tướng, sau hơn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã nâng cấp mối quan hệ lên “Đối tác Chiến lược” vào tháng 11/2024. Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống, hai bên đã ký Kế hoạch hành động triển khai khuôn khổ quan hệ mới; nhất trí nâng cấp Ủy ban liên Chính phủ; tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao để đưa quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế ngày càng phát triển.
Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng hơn, trong đó Brazil mở cửa với mặt hàng cá tra, cá ba sa và mặt hàng tôm của Việt Nam, đồng thời tăng cường nhập khẩu với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như hàng điện tử, nông thủy sản.
Khẳng định Việt Nam sẵn sàng góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho Brazil, hiện Việt Nam đang triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh hiện nay, trước các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện thì không nước nào tự giải quyết được một mình, như phòng chống đại dịch COVID-19, chống đói nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu…, do đó cần đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết, hợp tác quốc tế.
Theo Thủ tướng, Việt Nam sẵn sàng tham gia các sáng kiến của Brazil góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới, đặc biệt là sáng kiến chống đói nghèo. Từ một nước đói nghèo, bị bao vây, cấm vận nên Việt Nam rất thấm thía điều này và trong quá trình phát triển, Việt Nam không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Quan hệ Việt Nam - Brazil hội tụ và lan tỏa
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, quan hệ Việt Nam - Brazil đến nay hội tụ 5 điểm tương đồng, bổ sung mang tính chủ đạo. Đó là có lý tưởng tương đồng, tin cậy; có văn hóa bản sắc gần gũi, nhất là yêu nước, quý trọng bạn bè, tình nghĩa thủy chung, phát triển hướng tới con người; có nền kinh tế bổ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, thế mạnh của nước này là nhu cầu của nước kia; có tình cảm ấm áp, chân thành; có chung khát vọng chống đói nghèo, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh, khát vọng hòa bình, hợp tác, phát triển, vươn lên mạnh mẽ, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Thủ tướng lấy ví dụ, những lĩnh vực hai bên cùng có thế mạnh thì có thể hợp tác với nhau, như có thể nghiên cứu lập các sàn giao dịch cà phê. Brazil cũng có thế mạnh về khoáng sản trong khi Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành công nghiệp luyện kim. Đặc biệt, ngay trong chuyến thăm này, Việt Nam đã mở cửa thị trường thịt bò cho Brazil và Brazil đã đầu tư ngay với tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện”.
Cũng theo Thủ tướng, hiện có nhiều cầu thủ Brazil thi đấu tại Việt Nam, có những cầu thủ Brazil nhập tịch đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam vô địch Đông Nam Á lần thứ 3. “Tình cảm chân thành, ấm áp mà chúng ta dành cho nhau có thể cảm nhận được rất rõ. Hợp tác giữa hai bên là không có giới hạn, không có cản trở, trên tất cả các lĩnh vực đều có thể hợp tác với nhau”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã giành được độc lập 80 năm, thống nhất đất nước 50 năm, nhưng thực chất mới có hơn 30 năm xây dựng đất nước. Sau 40 năm đổi mới, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, đã ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do với trên 60 nền kinh tế.
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% và quyết tâm tăng trưởng 2 con số trong những năm tới; Việt Nam rất muốn Brazil hợp tác để thực hiện mục tiêu này. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực theo hướng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người và quản trị thông minh, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường thuận lợi cho sản xuất, đầu tư, kinh doanh, giảm 30% thủ tục, thời gian và chi phí tuân thủ ngay trong năm 2025.
Riêng về hạ tầng, Việt Nam đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, hạ tầng 5G, 6G; khai thác các không gian phát triển mới như không gian biển, không gian vũ trụ, không gian ngầm... Cùng với đó, Việt Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại địa giới hành chính, giảm cấp trung gian; phấn đấu tạo đột phá về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất với tăng trưởng.
Đánh giá cao các bộ trưởng hai nước đã làm việc cụ thể ngay sau các cuộc gặp cấp cao trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Lula da Silva, Thủ tướng mong thời gian tới, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác, các doanh nghiệp kết nối nhiều hơn nữa, phát huy tình cảm và các cơ chế hợp tác giữa hai nước.
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối, điểm tựa quan trọng để Brazil vào thị trường ASEAN với dân số hơn 600 triệu dân, khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và là tâm điểm tăng trưởng. Việt Nam cũng cảm ơn Brazil sẵn sàng làm cầu nối cho Việt Nam vào khu vực Mercosur và Mỹ Latinh.
Về đầu tư, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy các dự án trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo; khoáng sản; nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao…; trong đó chú trọng “củng cố các chuỗi cung ứng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao”.
Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Brazil tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu và thực chất hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Brazil sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn đầu tư dịch chuyển, các nguồn tài chính xanh, bền vững như và các nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Thủ tướng đề nghị Chính phủ Brazil ủng hộ, thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối Mercosur; tạo khung khổ pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh, thương mại song phương thông qua ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng như hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định về lao động, giáo dục đào tạo, miễn thị thực...
Thủ tướng cho biết, Việt Nam cam kết “3 bảo đảm” và “3 cùng” với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Brazil: “3 bảo đảm” gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định về chính trị, an ninh, an toàn, an dân.
Đồng thời có “3 cùng” gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư, hỗ trợ lẫn nhau với tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện”, coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ và quyết đoán kịp thời, mang lại lợi ích, của cải vật chất cho nhân dân hai nước, tô thắm thêm tình cảm, quan hệ giữa hai nước và góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Brazil: Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Brazil
07:56' - 24/03/2025
Nhân dịp Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3, phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Brazil, Đại sứ Mauro Vieira.
-
Ô tô xe máy
Các nhà sản xuất Brazil yêu cầu tăng thuế đối với ô tô Trung Quốc
07:47' - 23/03/2025
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Brazil (Anfavea) đã yêu cầu Chính phủ khôi phục mức thuế 35% đối với ô tô điện và xe hybrid nhập từ Trung Quốc, nhằm giảm bớt những khó khăn cho ngành ô tô trong nước.
-
DN cần biết
Việt Nam là thị trường cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Brazil
14:00' - 17/03/2025
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Brazil vẫn có xu hướng tăng, do đó thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo hạ tầng thương mại xanh: Việt Nam hướng tới dẫn dắt xu hướng hậu carbon
12:48'
Tại Diễn đàn Thương mại xanh 2025, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định thương mại xanh là động lực thị trường mới, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, giảm phát thải, phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
12:10'
Tổng điều tra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân nông thôn trên phạm vi cả nước.