Thủ tướng: Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ góp phần hoàn thiện thể chế chính sách
Với phương châm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đã có sáng kiến lập Tổ công tác của Thủ tướng vào tháng 8/2016. Tổ đã góp phần đắc lực để thực thi phương châm hoạt động của Chính phủ.
Đánh giá cao Tổ công tác đã thực hiện tốt nhiệm vụ Thủ tướng giao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Tổ công tác đã tạo dấu ấn quan trọng, góp phần tích cực vào sự thành công trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ này. Là một mô hình chưa có tiền lệ, Tổ công tác của Thủ tướng chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ. 5 năm qua, Tổ công tác đã tập trung kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ giao; công tác hoàn thiện thể chế; cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh; đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ về thực hiện mục tiêu tăng trưởng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính… Tại hội nghị, đánh giá cao kết quả và sự lan tỏa của Tổ công tác, các đại biểu cho rằng, ngoài việc đôn đốc mang tính chất hành chính, hoạt động và tinh thần quyết liệt của Tổ công tác được bảo hộ bằng tính chuyên môn rất cao từ các cơ quan chuyên môn, căn cứ từ thực tiễn. Do đó, các đề xuất cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính mà Tổ công tác đưa ra là thực chất. Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải phóng nguồn lực thông qua xây dựng và hoàn thiện thể chế trong mọi lĩnh vực. Đầu nhiệm kỳ, một số vấn đề của kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa tốt khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều cơ chế chính sách chậm đi vào cuộc sống. Nhiều tầng nấc trung gian gây cản trở sự phát triển. Trong bối cảnh đó, với phương châm của Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, Thủ tướng nhấn mạnh, việc thành lập Tổ công tác là để khắc phục tình trạng “bắn chỉ thiên”, tình trạng trên bảo dưới không nghe để siết chặt kỷ cương phép nước, cởi trói cho sản xuất kinh doanh. Với những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Tổ công tác của Thủ tướng đã nêu cao tinh thần quyết liệt, không ngại va chạm. Thủ tướng nói: "Có thể khẳng định, hoạt động của Tổ công tác đã tạo dấu ấn quan trọng, góp phần tích cực vào sự thành công trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ này.Hoạt động của các đồng chí đã tạo sự lan tỏa, hiệu ứng tích cực đến nhiều bộ, địa phương, cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhiều bộ, ngành, địa phương trên tinh thần Tổ công tác của Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác của bộ, địa phương mình để rà soát, đôn đốc những việc, nhiệm vụ của địa phương và bộ.
Chính vì thế, Tổ công tác từ Trung ương đến địa phương đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho người dân và doanh nghiệp, tạo niềm tin với các cơ quan, hiệp hội doanh nghiệp và nhân dân vào hệ thống hành chính nhà nước nhiệm kỳ này".
Theo đó, Thủ tướng nêu một số kết quả cụ thể như khắc phục được tình trạng nợ đọng nhiệm vụ. Nếu như đầu năm 2016 trước khi Tổ công tác được thành lập, số nhiệm vụ quá hạn chiếm tới hơn 25%, đến cuối năm ngoái chỉ còn 1,8%. Cả nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 2.504 đề án được giao thì các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành 99,5%. Nhiều vấn đề tồn tại, bất cập mà dư luận xã hội và doanh nghiệp quan tâm, qua kiểm tra đốc thúc của Tổ công tác đã góp phần giải quyết căn bản. Trong đó có những vụ việc như vượt tầng của nhà 8B Lê Trực ở Hà Nội; vấn đề tiêu thụ, tiêu hủy các lô hàng tồn kho cho người dân và doanh nghiệp các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng của sự cố Formosa, vấn đề giám sát các công trình BOT, vấn đề về an toàn thực phẩm… Thủ tướng cho rằng, chính các cuộc kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Tổ hoạt động quyết liệt, không ngại va chạm, đem lại kết quả tích cực. Đây là điểm sáng cần phải được đánh giá rõ và nhấn mạnh hơn. "Chính công tác kiểm tra, đã góp phần ngày càng hoàn thiện thể chế chính sách, khắc phục một phần quan trọng mà xã hội và nhân dân đang nói là tham nhũng chính sách, tư tưởng cài cắm, tạo rào cản giấy phép con gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp", Thủ tướng nói và vui mừng vì tình trạng nợ đọng văn bản được khắc phục. Đến ngày 13/3/2021 chỉ còn nợ đọng 14 văn bản của năm 2020. Với những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổ công tác 8 chữ: Quyết liệt, kịp thời, thực chất, hiệu quả. Để phát huy kết quả đạt được trong thời gian tới, Thủ tướng nhắc lại nhiệm vụ quan trọng của Văn phòng Chính phủ trong việc xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Theo đó, mọi việc cần được chuẩn bị khoa học, phù hợp với thực tiễn, ứng phó kịp thời với thay đổi của đời sống xã hội, có trọng tâm trọng điểm và quyết tâm cao. Do đó, Tổ công tác phải tập trung vào nhiệm vụ trọng yếu này.
Bên cạnh kiểm tra đầu việc, Thủ tướng cho rằng, Tổ công tác tại nhiều bộ, cơ quan và địa phương mới chỉ kiểm tra đầu việc, theo dõi tiến độ mà chưa kiểm tra đánh giá chất lượng công việc theo yêu cầu. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp còn hình thức, chưa thực chất, các bộ báo cáo vẫn còn mang tính đối phó với Tổ công tác. Thủ tướng lưu ý, Tổ công tác là cơ chế do Thủ tướng nhiệm kỳ này đặt ra để theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nên không phải là cấp trên của các bộ, ngành và địa phương. Chính vì vậy, Tổ không làm thay chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Nhấn mạnh nhiệm vụ của đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách cần dồn sức để vượt qua, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện, tháo gỡ thể chế pháp luật để tạo điều kiện cho sự phát triển. Bên cạnh đó, cần tăng cường phương thức lãnh đạo, cùng chủ trương đúng thì phải kiểm tra đôn đốc. Nêu tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cả Tổ công tác phải thấy được các tồn tại hiện nay, như tình trạng trì trệ trong giải quyết công việc; sự lạc hậu trong một số chính sách. Cho nên, việc tiếp tục tháo gỡ cho người dân và doanh nghiệp là quan trọng. Thủ tướng yêu cầu các bộ, các địa phương không được chủ quan, không được sớm bằng lòng kết quả đạt được, phải tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ được giao, với tinh thần quyết liệt, không để nợ đọng nhiệm vụ. Các Bộ trưởng phải đôn đốc giải quyết dứt điểm nợ đọng văn bản quy định chi tiết, bàn giao những điều tốt đẹp nhất cho nhiệm kỳ Chính phủ mới./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Huy động 3.515 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Chính phủ
16:46' - 16/03/2021
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục có diễn biến sôi động trong tháng 2/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Tp. Đà Nẵng
14:45' - 16/03/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về di dời các cảng trên sông Sài Gòn
18:29' - 15/03/2021
Chiều 15/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về việc di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son theo Quyết định 46/2010/QĐ-TTg.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.