Thủ tướng yêu cầu rà soát, đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 126/CĐ-TTg về việc tập trung kiểm tra, rà soát, đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung Công điện nêu rõ: Thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư các công trình giáo dục, y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, khu du lịch và đô thị, hình thành các không gian đô thị hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, chất lượng sống của người dân đô thị từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, tại một số khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở dành cho công nhân, người thu nhập thấp còn thiếu các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), trạm y tế; hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch… còn thiếu, xuống cấp và quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách.* Ưu tiên nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo trường học, cơ sở y tế
Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao chất lượng sống, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và du khách, xây dựng văn hóa, văn minh đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.
Về các công trình hạ tầng giáo dục (trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở y tế (nếu có) tại các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án. Đối với các trường học, cơ sở y tế hiện hữu, ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ. Đến năm 2025, bảo đảm các đô thị từ loại III trở lên đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị về hạ tầng giáo dục cấp đô thị. Về hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, khu vực công cộng đô thị, khu du lịch: khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; yêu cầu các cơ quan có chức năng khẩn trương lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý III/2023; lập chỉ dẫn các nhà vệ sinh công cộng để người dân và du khách tiếp cận sử dụng. Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong tổ chức quản lý, vận hành và các vấn đề phối hợp liên ngành, bảo đảm đến năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.Ngoài ra, huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và mạng lưới cung cấp các dịch vụ đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường; trong đó cần chủ động có các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư, quản lý, vận hành theo phương thức đối tác công tư.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giáo dục mầm non, tiểu học, y tế (nếu có), nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các trách nhiệm và nghĩa vụ theo nội dung dự án được phê duyệt; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các dự án không triển khai, chậm tiến độ.
* Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan
Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng và quản lý vận hành các công trình hạ tầng đô thị (bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng…); rà soát, hoàn thiện, sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng đô thị có liên quan, đáp ứng các yêu cầu đồng bộ hạ tầng trong đô thị; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định pháp luật về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý sử dụng đất, vệ sinh môi trường để xây dựng các công trình giáo dục, y tế và nhà vệ sinh công cộng. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế, trường học và các đơn vị quản lý công trình phục vụ sử dụng công cộng trực thuộc: Khẩn trương kiểm tra thực trạng tình hình các công trình nhà vệ sinh công cộng, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm công năng, sử dụng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoàn thành chậm nhất trong quý III/2023.
Những nơi chưa có, cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp bố trí quỹ đất, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư bảo đảm năm 2023 hoàn thành đầu tư xây dựng; khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình mới đáp ứng yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường.
Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án đầu tư hạ tầng Khu đô thị mới Đảo Ngọc 162 ha
07:30' - 08/03/2023
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Khu đô thị mới An Phú, thành phố Quảng Ngãi.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án sai phạm đất đai tại Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết
18:37' - 01/03/2023
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu sai phạm tại Dự án Khu Đô thị du lịch biển Phan Thiết.
-
Ô tô xe máy
THACO sẽ đầu tư lớn vào dự án hạ tầng, khu công nghiệp và khu đô thị tại Chu Lai
20:25' - 16/02/2023
Ngoài kế hoạch đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong năm 2023 THACO triển khai đầu tư mạnh các dự án hạ tầng giao thông, khu công nghiệp và khu đô thị tại Chu Lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16' - 16/07/2025
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.