Thừa nguồn điện cục bộ: Nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống và cung cấp điện
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội nên hầu hết các doanh nghiệp đều ngừng hoạt động sản xuất, dẫn tới mức tiêu thụ điện năng thương phẩm khu vực này liên tục giảm sâu và kéo theo thừa nguồn điện cục bộ, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống lưới điện và cung cấp điện.
Điện thương phẩm liên tục giảm sâu
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố phía Nam đều ngừng sản xuất, nhất là ngành chế biến thủy sản. Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tại 19 tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 6/2021 tới nay, có đến 60 - 70% doanh nghiệp tạm ngừng hoàn toàn hoạt động vì không đáp ứng được phương án sản xuất “3 tại chỗ” và “2 điểm đến, 1 cung đường”, số còn lại hoạt động nhưng công suất chỉ đạt 30% do phải áp dụng quy định giãn cách, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Tương tự, ngành dệt may tại các tỉnh, thành phía Nam cũng có đến 90% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bình Dương... khiến sản lượng sử dụng điện giảm mạnh. Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước làm ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các hoạt động của Tổng công ty, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng… khi nhiều tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, kéo theo điện thương phẩm các tháng liên tục giảm sâu. Chỉ tính riêng tháng 8/2021, tổng sản lượng điện thực hiện của Tổng công ty chỉ đạt hơn 5,4 tỷ kWh, giảm 17% so với tháng 7 và giảm 16,09% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng giảm 26,3% (hơn 1 tỷ kWh) và lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng giảm 19,9% (giảm 37,2 triệu kWh)…Hiện nay, mức tiêu thụ điện năng khu vực miền Nam vẫn đang suy giảm mạnh, dẫn đến thừa nguồn điện cục bộ trên địa bàn tiếp tục tăng cao, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống lưới điện và cung cấp điện. Trước tình trạng này buộc ngành điện phải cân đối việc huy động nguồn cung điện tại chỗ, nhất là nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với nhu cầu sản lượng, phụ tải của từng địa phương trong khu vực nhằm góp phần bảo đảm an toàn cung cấp điện phục vụ phòng, chống dịch bệnh và đời sống, sinh hoạt của người dân.
Mặt khác, mức độ tiêu thụ điện thương phẩm giảm sâu không chỉ ảnh hương đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện miền Nam mà vận hành hệ thống lưới điện phải đối mặt với nhiều thách thức và tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống lưới điện quốc gia.Đối với khu vực miền Nam và miền Trung, ngành điện phải tính toán tối ưu việc huy động sản lượng điện mua của các loại hình nguồn điện phù hợp với nhu cầu thực tế và mức suy giảm sử dụng điện từ nay đến cuối năm; trong đó, có nguồn năng lương mặt trời mái nhà.
Theo số liệu từ Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), tiêu thụ điện toàn quốc và khu vực miền Nam tiếp tục giảm thấp trong 2 tuần đầu của tháng 9/2021. Cụ thể, trên quy mô toàn quốc, tính trung bình ngày trong thời gian này thì mức công suất đỉnh của toàn quốc là hơn 29.700 MW, sản lượng toàn hệ thống điện quốc gia là 624,3 triệu kWh/ngày.
Như vậy, căn cứ số liệu thống kê thì mức tiêu thụ điện toàn quốc trong 2 tuần đầu tháng 9 vừa qua đã thấp hơn 24% so với trước khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội diện rộng từ giữa tháng 7/2021 và thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng khu vực miền Nam, qua theo dõi các ngày vừa qua, phụ tải hệ thống điện vẫn tiếp tục ở mức rất thấp do thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc giãn cách xã hội. Cụ thể, sản lượng ngày trung bình bằng 79,1% (giảm hơn 65.2 triệu kWh/ngày) và công suất cực đại bằng 85% (giảm hơn 2.400 MW) so với cùng kỳ năm 2020.
Nếu như so với giai đoạn trước giãn cách, sản lượng giảm 101,5 triệu kWh/ngày và công suất giảm hơn 5.000 - 6.000 MW (tương đương 9 - 10 tổ máy nhiệt điện than công suất 600 MW). Tình hình này dẫn tới không thể huy động hết được lượng công suất của các loại hình nguồn điện, đặc biệt tại khu vực miền Trung và miền Nam. Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia khi tiêu thụ điện xuống thấp do nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, A0 và các Trung tâm điều độ miền đã và đang huy động các nguồn điện bám sát nhu cầu tiêu thụ điện của toàn quốc và từng khu vực. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện. Việc chỉ huy điều độ phải đảm bảo phù hợp cơ cấu nguồn điện, công suất truyền tải giữa các vùng, miền, đảm bảo mức dự phòng quay và dự phòng khởi động nhanh cần thiết... Các mệnh lệnh điều độ huy động nguồn điện trong hệ thống luôn thực hiện trên nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, thực hiện đồng đều và không phân biệt giữa các loại hình nguồn điện. Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống Nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục đề nghị chủ đầu tư các đơn vị phát điện duy trì việc phối hợp chặt chẽ với A0 và các cấp điều độ trong việc thực hiện nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, nhất là khi mức độ tiêu thụ điện giảm thấp do tác động của dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, để tránh quá tải hệ thống truyền tải 500 kV, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ổn định hệ thống điện quốc gia, A0 đã phát đi thông báo về việc huy động tối đa điện mặt trời mái nhà cho các Tổng công ty phân phối điện đến ngày 26/9, với nguyên tắc huy động nguồn thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. Theo đó, tổng công suất điện mặt trời mái nhà huy động toàn quốc trong những ngày thường là 5.416 MW và ngày Chủ nhật là 3.645 MW. Riêng với EVNSPC, con số tương ứng không quá 3.687 MW và 2.481 MW. A0 cũng cho biết, công suất huy động tối đa được phân bổ theo tổng công suất đặt các nguồn điện mặt trời mái nhà của các dự án nối lưới trung áp và hạ áp, bao gồm các dự án trong và ngoài khu vực quá tải nội vùng. EVNSPC cho biết, các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng và bán phần điện năng dư, nhưng hiện không tiêu thụ tại chỗ (ngưng sản xuất chính) nên đã bán hết lên lưới điện.Đây là yếu tố góp phần gây đột biến sản lượng điện phải mua theo hợp đồng mẫu quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BCT. Ngoài ra, các công trình điện mặt trời mái nhà cũng phát điện sản lượng nhiều hơn do yếu tố thời tiết thuận lợi cho phát điện trong 8 tháng đầu năm 2021./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Giải pháp nào đảm bảo hài hoà lợi ích cho nhà đầu tư nhiệt điện khí?
11:10' - 26/09/2021
Việc giảm huy động nguồn điện khí không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho doanh nghiệp nhiệt điện khí mà còn làm giảm nguồn thu ngân sách cũng như ảnh hưởng tới việc khai thác dầu khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động các nguồn lực đầu tư cấp điện mới đến với người dân vùng khó
08:41' - 26/09/2021
Công ty Điện lực Lai Châu đang huy động các nguồn lực đầu tư cấp điện mới đưa ánh sáng đến với người dân các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa khó khăn và nâng cao chất lượng điện trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành nuôi biển
16:17'
Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi biển công nghiệp, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo sự bền vững, việc đào tạo nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.