Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia
Ngày 19/7, tại buổi họp báo chuyên đề về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại" Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi thương mại.
Triển khai chính thức từ tháng 11/2014, đến ngày 10/6/2018, 11 Bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với gần 1,26 triệu hồ sơ của 22.000 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Cụ thể, Bộ Công Thương thực hiện 6 thủ tục; Bộ Khoa học và Công nghệ - 4 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải - 12 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 13 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường - 4 thủ tục; Bộ Thông tin và Truyền thông - 1 thủ tục; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 1 thủ tục; Bộ Y tế - 5 thủ tục; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - 1 thủ tục; Bộ Quốc phòng - 3 thủ tục liên ngành đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; 3 thủ tục liên ngành (Tài chính, Giao thông Vận tải, Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Riêng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 thủ tục sẽ được triển khai đến năm 2020 theo rà soát mới nhất của các Bộ, ngành. Về kết quả triển khai kiểm tra chuyên ngành, ông Nguyễn Công Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng cục Hải quan đã tích cực chủ động phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh cải cách, đổi mới phương thức quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Chủ động nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc. Tổng cục Hải quan cũng tổng hợp và kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành; tham gia, góp ý vào các dự án xây dựng văn bản nghị định, thông tư liên quan đến kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, ngành xây dựng, ban hành. Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, cải cách kiểm tra chuyên ngành đã tạo được lòng tin và quyết tâm chính trị cao đối với Lãnh đạo các cấp. Nhận thức về một xu hướng tất yếu phải cải cách, áp dụng công nghệ quản lý mới theo chuẩn mực quốc tế đã hình thành và chiếm vị trí chủ đạo khi xây dựng chính sách và thể chế. Cộng đồng doanh nghiệp đã có phản ứng rất tích cực đối với sự thay đổi từ phía các cơ quan Chính phủ, đồng thời mong muốn Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, mở rộng phạm vi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia; cải cách sâu rộng kiểm tra chuyên ngành. Điều này cho thấy lòng tin cũng như kỳ vọng rất cao của cộng đồng đối với sự cải cách về chính sách từ phía các cơ quan Chính phủ. Các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có những ghi nhận đáng kể đối với những cải cách của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời bày tỏ mong muốn thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật dành cho các cơ quan chính phủ để đẩy nhanh tiến trình cải cách, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn tồn tại một số hạn chế như kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.Theo phản ánh của các doanh nghiệp và cơ quan khảo sát độc lập, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, tình trạng các doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn diễn ra khá phổ biến.
Còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ dư thừa, chồng chéo giữa các cơ quan; mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy trình thủ tục còn thấp.
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế và tìm ra giải pháp triển khai hiệu quả hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.” Hội nghị này dự kiến sẽ diễn ra trong vào 24/7. Đây là hội nghị sẽ tổng kết lại kết quả triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành. Dự kiến, sau hội nghị, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện trình Chính phủ nghị định và kế hoạch hành động về “thực hiện các thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”./.>>>Chính thức thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua cơ chế một cửa quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn hóa quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa trong áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia
06:30' - 30/05/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy trình giải quyết thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông
18:15' - 27/04/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
-
Chuyển động DN
Hải Phòng hoàn tất việc triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông
19:26' - 04/04/2018
Thành phố Hải Phòng đã hoàn tất triển khai Hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến cho 18/20 sở, ban, ngành thành phố, 13/15 quận, huyện và 212/223 xã, phường, thị trấn
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam phục vụ hiệu quả quản lý các cấp
12:47'
Sáng 2/7, Hội thảo tham vấn "Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội nhằm tham vấn các bên liên quan về nhu cầu sử dụng thông tin khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước từ 1/7/2025
12:14'
Từ ngày 1/7/2025, 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Dưới đây là thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4
10:16'
Sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.