Thúc đẩy hợp tác giao thông vận tải vì thịnh vượng chung ASEAN
Sau phiên khai mạc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 25 (ATM 25) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-15/11 tiếp tục thảo luận những nội dung cụ thể do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể điều hành.
Chủ trì phiên toàn thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong năm vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Vận tải các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN cùng các quan chức, cán bộ giao thông vận tải các nước ASEAN đã rất nỗ lực để đạt được những thành tựu quan trọng.Bộ trưởng khẳng định, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN hiện nay đã trở thành một tổ chức quan trọng, nơi khởi nguồn của nhiều sáng kiến và ý tưởng chiến lược sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, trên cơ sở những thành tựu hợp tác nêu trên, vẫn còn nhiều sáng kiến, đề xuất và cơ chế hợp tác cần cải thiện, đặc biệt là các sáng kiến, mục tiêu thuộc khuôn khổ Kế hoạch chiến lược Giao thông Vận tải Kuala Lumpur 2016 - 2025 cần được thúc đẩy, triển khai để tăng cường hơn nữa kết nối giữa các quốc gia thành viên, góp phần phấn đấu tạo nên một “ASEAN thông suốt”. “Trong lĩnh vực hàng không, các nước ASEAN đã tập trung thảo luận, đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về Hiệp định Vận tải hàng không toàn diện ASEAN - EU. Sau 8 vòng đàm phán, các quốc gia ASEAN và EU đã rất gần tới việc đạt được một Hiệp định Hàng không thế hệ mới lần đầu tiên giữa hai khu vực lớn trên thế giới, tạo tiền đề cho kết nối mạnh mẽ hơn nữa cả về thương mại, du lịch và vận tải giữa hai khu vực. Vì vậy, các nước ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy quá trình tham vấn nội bộ, sớm hoàn tất đàm phán để đi tới ký kết chính thức Hiệp định”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay. Điểm lại những kết quả triển khai các biện pháp nhằm tăng cường kết nối hàng hải trong khuôn khổ Kế hoạch chiến lược giao thông vận tải Kuala Lumpur 2016 – 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin, hiện tại các hiệp định như: Hiệp định Hợp tác tìm kiếm cứu nạn hàng không, hàng hải ASEAN đang được hoàn thiện và tiến hành ký kết trong thời gian tới.Ngoài ra, các nước ASEAN cũng đã đạt được một số kết quả trong quá trình thành lập thị trường hàng hải chung ASEAN; hình thành các tuyến vận tải RO-RO trong ASEAN; nâng cao và hài hòa các tiêu chuẩn an toàn và kiểm tra tàu trong ASEAN…
Đặc biệt, trong tạo thuận lợi vận tải, tiến độ và kết quả triển khai các Hiệp định về tạo thuận lợi vận tải trong ASEAN như: Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức (AFAMT), Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải liên quốc gia, Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải hành khách qua biên giới bằng đường bộ là rất đáng hoan nghênh. Tại hội ATM 25 các Bộ trưởng đã cùng nhau thảo luận và thông qua Khung triển khai Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức và Kế hoạch hành động Vùng để triển khai Hiệp định nhằm tạo cơ sở thực hiện khai có hiệu quả Hiệp định này trong thời gian tới… Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Dato Abdul Mutalib Yusof, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông Brunei chia sẻ, mặc dù Brunei có diện tích nhỏ, nhưng gần như mỗi người dân có một phương tiện giao thông. Như vậy mật đô giao thông đường bộ của Brunei rất cao. Do đó, ở cấp độ quốc gia Brunei đã thành lập Ủy ban an toàn giao thông. Đây là đơn vị chuyên trách để tham vấn những vấn đề an toàn giao thông. “Một trong những vấn đề gần đây mà Brunei đã đạt được muốn chia sẻ tại hội nghị lần này là năm 2018, Brunei đã đưa ra Cam kết về an toàn giao thông khung. Từ đó đã thu hút được 10.000 cam kết tham gia từ các tổ chức, cá nhân. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ của Brunei”, ông Dato Abdul Mutalib Yusof nói. Về Kế hoạch chiến lược giao thông vận tải Kuala Lumpur 2016 – 2025, ông Dato Abdul Mutalib Yusof cho hay, Brunei hoan nghênh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.Bên cạnh đó, việc nhìn lại những gì đã làm cũng rất cần thiết, đồng thời rà soát lại những khó khăn, vướng mắc, các cơ chế hỗ trợ nhau. Đặc biệt, các nhóm chuyên trách về vấn đề này đã làm việc với nhau và cũng có sự kết nối quốc tế như Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững.
“Ở Bruinei đã bắt đầu thực hiện dự án thí điểm giao thông xanh, phương tiện giao thông chạy điện xanh. Đây là chiến lược cốt lõi của kế hoạch Tổng thể quốc gia của Bruinei về an toàn giao thông đường bộ”, ông Dato Abdul Mutalib Yusof cho biết.Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia, ông Anthony Loke Siew Fook đánh giá cao sự chuẩn bị của chủ nhà Việt Nam tại hội nghị lần này cũng như sự làm việc hiệu quả của các Ban thư ký ASEAN và các nhóm công tác của hội nghị để thực hiện những sáng kiến về giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải…
“Tôi đánh cao sự tích cực của tất cả thành viên ASEAN, đặc biệt là việc thực hiện 11 gói cam kết dịch vụ, thiết bị, liên quan đến sự công nhận lẫn nhau về giấy phép bay cho người lái…thông qua việc thực hiện Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức”, Bộ trưởng Anthony Loke Siew Fook nhấn mạnh. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia thông tin, Malaysia cũng có Chương trình nghị sự về an toàn giao thông đường bộ tương tự như Brunei đang triển khai. Tuy nhiên, vấn đề an toàn giao thông đường bộ cũng là vấn đề phức tạp, do đó Chính phủ Malaysia cũng đặc biệt quan tâm trong thời gian tới đây.Tại hội nghị này, Malaysia cũng hoàn toàn ủng hộ những sáng kiến ở cấp độ ASEAN liên quan đến tăng cường an toàn giao thông đường bộ. Mặt khác, các nước thành viên cần có cái nhìn mạnh mẽ để cùng nhau tham gia các hoạt động của cộng đồng ASEAN.
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông Myanmar, ông Than Sin Maung cho biết, Myanmar hy vọng hội nghị lần này sẽ đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật để qua đó tiếp tục tăng cường lĩnh vực giao thông giữa các nước ASEAN cũng như ASEAN với các đối tác khác. Theo ông Than Sin Maung, các nước ASEAN đã đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt trong ngành giao thông kể từ khi các nước thành viên cùng nhau cam kết hợp tác trong dịch vụ hàng không (công nhận lẫn nhau về giấy phép người lái tàu bay). Theo khuyến nghị của của Hội nghị Quan chức cấp cao Giao thông Vận tải ASEAN (STOM), Myanmar nhất trí cao các sáng kiến mà các thành viên ASEAN đã thảo luận vừa qua. Ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Trưởng nhóm STOM cho biết, tại Hội nghị ATM25 lần này, dự kiến sẽ có 2 văn kiện hợp tác quan trọng về hàng không nội khối ASEAN được ký kết. Đó là Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 11 về dịch vụ vận tải hàng không trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ; Nghị định thư số 3 về mở rộng quyền vận chuyển thứ 5 giữa ASEAN và Trung Quốc. Cùng đó, hội nghị xem xét thông qua các sáng kiến trong hợp tác giao thông vận tải ASEAN như: Nghị định thư số 1: Thiết bị huấn luyện mô phỏng chuyến bay của Thỏa thuận ASEAN công nhận lẫn nhau đối với Giấy phép người lái tàu bay; Khung triển khai Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức và Kế hoạch hành động vùng để triển khai Hiệp định; tuyên bố chung về việc thông qua Khung triển khai Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức…./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải các nước ASEAN
12:53' - 14/11/2019
Sáng 14/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải các nước ASEAN lần thứ 25 (25th ATM).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên họp toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN 2019
11:01' - 14/11/2019
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, năm 2020 đánh dấu chặng đường 25 năm Việt Nam trở thành thành viên trong gia đình ASEAN và cũng là năm Việt Nam chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng kết nối giao thông vận tải trong khối ASEAN
14:48' - 11/11/2019
Hội nghị năm nay có khoảng 200 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN, 3 nước đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tham dự.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý chất thải sản xuất cà phê: Giải pháp nào để chuyển mình bền vững?
18:14'
Quản lý rác thải trong sản xuất cà phê là một trong những thách thức lớn đối với ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình theo hướng bền vững và hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khẳng định tăng cường hợp tác với Việt Nam vì lợi ích chung
17:56'
Theo người phát ngôn Lâm Kiếm, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị theo chủ nghĩa xã hội. Việc tăng cường đoàn kết và hợp tác là vì lợi ích chung của cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương ký quy chế phối hợp bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
17:37'
Ngày 11/4, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay quốc tế Nội Bài tăng 17 bậc trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới
17:33'
Sân bay quốc tế Nội Bài của Việt Nam cũng đã lên thứ hạng 79 trong bảng xếp hạng sân bay tốt nhất thế giới năm 2025, tăng 17 bậc so với năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nhân lực chất lượng cao quyết định thành công của chuyển đổi xanh
15:37'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần tập trung nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, am hiểu về chuyển đổi xanh và có khả năng quản trị rủi ro môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
14:50'
Tỉnh Nghệ An sẽ triển khai 19 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây theo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 500 nghìn người
12:05'
Chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tăng sự tự chủ của các địa phương
11:57'
Việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây (Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim
11:02'
Đối với Quảng Tây (Trung Quốc), Việt Nam được xem là đối tác gần gũi nhất, khi chỉ cần mở cửa là đã tiếp giáp. Trong triển khai hợp tác quốc tế, quốc gia đầu tiên Quảng Tây hướng đến cũng là Việt Nam.