Thuế tối thiểu toàn cầu - Bài 3: Cơ hội cải thiện môi trường đầu tư
Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ thực thi từ năm 2024, song việc áp dụng mức thuế này với các công ty đa quốc gia được đánh giá có thể ảnh hưởng nhất thời đến hoạt động của hàng loạt công ty đã đầu tư vào Việt Nam. Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng này, đặc biệt để đây trở thành cú hích cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV diễn ra từ ngày 22/5 – 22/6 nêu ý kiến.
*Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Không nên lãng phí nguồn thu thuế
Các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế tối thiểu toàn cầu ở mức 15%, dù ở bất kỳ quốc gia nào.
Nếu Việt Nam không thu khoản thuế này, nhà đầu tư sẽ phải đóng cho nước sở tại và nhà đầu tư luôn có nghĩa vụ phải đóng khoản thuế này. Nên Việt Nam cần xác định khoản thuế phải thu này đối với nhà đầu tư, để không bị mất nguồn thu từ nhà đầu tư đó. Đương nhiên, khoản thuế này được áp dụng đối với nhà đầu tư có phạm vi, quy mô, lĩnh vực theo quy định, không phải với tất cả nhà đầu tư.
Khi chúng ta yêu cầu nhà đầu tư phải nộp phần thuế tối thiểu toàn cầu này, chúng ta có thêm nguồn thu, không nên lãng phí. Về mặt lợi ích, nhà đầu tư nộp cho Việt Nam hay nước sở tại không khác gì nhau.
Vấn đề đặt ra có thêm nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu, chúng ta cần làm gì để nhà đầu tư có lợi hơn. Nếu thực hiện tốt khoản thuế này được quay lại đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí kinh doanh, nhà đầu tư hưởng lợi. Điều này sẽ đem lại sự hài lòng hơn cho nhà đầu tư. Lúc này Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vừa đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
*Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang): Vừa giữ chân nhà đầu tư hiện có, vừa thu hút nhà đầu tư mới
Thuế tối thiểu toàn cầu là xu thế của thế giới, với độ mở nền kinh tế của Việt Nam, việc áp dụng loại thế này vừa là cơ hội vừa là thách thức, làm sao phù hợp với xu thế của thế giới và bảo đảm thu hút đầu tư trong nước.
Trước mắt, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu giúp hạn chế được khâu chuyển giá, có lợi cho ngân sách, thêm cơ hội tăng thu. Chuyển giá nội bộ từ trong nước sang nước ngoài, từ đó lợi nhuận dịch chuyển ra nước ngoài, trong khi lỗ chuyển vào Việt Nam là vấn đề chúng ta phải giải quyết nhiều năm nay nhưng chưa được.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ có một bộ phận nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn tại Việt Nam phải áp dụng loại thuế này. Trong khi các chính sách ưu đãi hiện nay một phần dựa trên ưu đãi thuế, nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, những ưu đãi này sẽ mất đi. Lúc này, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Bài toán là làm sao vừa thích ứng được việc áp thuế tối thiểu toàn cầu mà vẫn giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Bài toán này không phải không có lời giải mà quyết tâm giải đến đâu, như thế nào. Vì, thực tế các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia không cấm thực hiện các ưu đãi phù hợp với thông lệ quốc tế và trong các cam kết cũng cho phép thực hiện những ưu đãi hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mức độ phạm vi nhất định.
Hiện nay, trên thế giới và khu vực, cạnh tranh trong vấn đề thu hút đầu tư rất khốc liệt. Ngay trong địa bàn khu vực của Việt Nam, các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư gần như được các nước học hỏi lẫn nhau.
Vậy nên, chúng ta phải căn cứ vào cam kết đã tham gia và thực tế chính sách đang áp dụng, để chuyển những ưu đãi từ thuế trước đây sang chính sách, ưu đãi khác phù hợp với các cam kết quốc tế, thông lệ quốc tế. Cùng lúc, đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư để vừa giữ chân nhà đầu tư hiện có, vừa thu hút nhà đầu tư mới.
*Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội): Cần biện pháp gián tiếp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
Đối với mức thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến thực thi vào năm 2024, Việt Nam cần chủ động tiếp cận và thích ứng với yêu cầu này.
Nếu chúng ta không thu, các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia sẽ phải nộp về phần chênh lệch thuế thu nhập ở nước ta với thuế thu nhập toàn cầu ở nước doanh nghiệp có trụ sở chính. Điều này không có lợi cho doanh nghiệp và chúng ta cũng vậy.Trong khi đó, nếu chúng ta áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu, đồng thời thực hiện các biện pháp trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ là giải pháp có lợi cho cả đôi bên.
Vậy nên, để tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gián tiếp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, Việt Nam có thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, hay có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, triển khai đào tạo lực lượng nhân lực. Đây chính là những giải pháp gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không phát sinh vấn đề tài chính, ngược lại giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là thử thách, song qua đây để sàng lọc dòng vốn đầu tư, không phải tất cả dự án, ngành nghề đều được hỗ trợ.
Như vậy, một mặt chúng ta có biện pháp hỗ trợ gián tiếp doanh nghiệp để thực hiện các dự án có hiệu quả, có yếu tố công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và có tác động lan tỏa, có khả năng liên kết với nền kinh tế nội địa. Mặt khác, qua đó tái cấu trúc khu vực đầu tư nước ngoài, sàng lọc định hướng thu hút đầu tư cũng như triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo xu hướng phát triển bền vững./.
Thuế tối thiểu toàn cầu: Bài 1- Sẵn sàng cho sân chơi mới
Thuế tối thiểu toàn cầu - Bài 2: Tín hiệu tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh
- Từ khóa :
- thuế tối thiểu toàn cầu
- vcci
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng mới về hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
12:47' - 22/06/2023
Phái đoàn dự kiến ký một số biên bản ghi nhớ hợp tác, khi các nhà sản xuất hàng đầu Hàn Quốc đang tìm cách đảm bảo hợp tác chuỗi cung ứng và mở rộng xuất khẩu...
-
Hàng hoá
Phát triển ngành da giày trong bối cảnh mới - Bài 1: Những điểm sáng kỳ vọng
15:14' - 12/06/2023
Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), xuất khẩu da giày Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.