Phát triển ngành da giày trong bối cảnh mới - Bài 1: Những điểm sáng kỳ vọng
Tuy nhiên, do tình hình chuyển biến xấu kéo dài, mục tiêu này khó có thể đạt được.
Bài 1: Những điểm sáng kỳ vọng
Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Lạm phát tăng cao ở các nước châu Âu, Mỹ, tổng cầu giảm khiến các đơn hàng sụt giảm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó vẫn có những điểm sáng, tạo kỳ vọng cho ngành da giày Việt Nam sớm phục hồi khi tình hình được cải thiện.* Xuất khẩu vẫn khó
Theo số liệu của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc 5 tháng đầu năm cũng chỉ đạt khoảng 136,7 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ. Ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch LEFASO đánh giá, đây là lần sụt giảm lớn nhất đầu tiên của ngành, nhưng không quá bất ngờ.
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, tình hình 5 tháng đầu năm nay khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước. Lý giải ở góc độ vĩ mô, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nên khi kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu - 2 thị trường xuất khẩu chính, chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã khiến tổng cầu giảm, kéo theo đơn hàng giảm.
Ở góc độ ngành, ông Diệp Thành Kiệt lý giải, sự sụt giảm trên có nguyên nhân xuất phát từ thách thức nội tại của ngành. Chi phí lao động tăng hàng năm; việc thiếu hụt những loại nguyên liệu Việt Nam không thể sản xuất được, dù ngành da giày được đánh giá là đã chủ động được nguồn nguyên liệu và có tỷ lệ nội địa hóa khá cao.Đồng thời, khả năng phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào tổ chức và quản lý sản xuất còn thấp. Việc nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu mới ngày càng cao của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) còn có mức độ.
Vào đầu tháng 10 tới, Liên minh châu Âu (EU) – thị trường lớn của ngành da giày Việt Nam sẽ triển khai thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Ngày 1/1/2026, CBAM sẽ có hiệu lực chính thức và vận hành hoàn toàn vào năm 2034. Mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM chỉ mới áp dụng đối với 6 loại hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, nhưng khi có hiệu lực chính thức, cơ chế này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Ngành công nghiệp da giày sản xuất khoảng 25 tỷ đôi mỗi năm; trong đó có Việt Nam sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Trong khi đó, những thách thức từ cuộc xung đột Nga – Ukraina vẫn còn kéo dài. Kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, giá cả tăng, tiêu dùng giảm. Xu hướng sản xuất dịch chuyển gần hơn đến nơi tiêu thụ khiến những nước xa như Việt Nam sẽ gặp khó khăn.Thách thức cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động thấp như Bangladesh, Myanmar, các nước châu Phi; trong đó, bài học từ sự cạnh tranh của Bangladesh đối với ngành dệt may Việt Nam cũng là lời cảnh báo cho ngành da giày Việt Nam.
Một thách thức khác là thuế tối thiểu toàn cầu (GMT). Theo đó, thuế suất tối thiểu 15% sẽ được áp dụng cho các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trong 2 năm của 4 năm liên tiếp gần nhất. Nếu công ty trả ít hơn 15% ở quốc gia đầu tư, thì công ty phải trả phần thiếu hụt ở quốc gia đặt trụ sở chính. Theo ông Diệp Thành Kiệt, ngành da giày Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chiếm đến gần 80% và có nhiều công ty đạt được mức doanh thu này. Mặc dù hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp phổ biến là 20%, nhưng thông qua các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế trung bình khoảng 12,3%. Chênh lệch 2,7% so với thuế GMT. Một số doanh nghiệp FDI còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian hoặc chỉ nộp sau khi làm ăn có lãi. Do vậy, mặc dù mới chỉ có EU và Hàn Quốc thông qua việc áp dụng GMT, nhưng có thể thấy, đây sẽ là xu hướng khó đảo ngược khi nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực rà soát để điều chỉnh luật và ngành da giày Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Những thách thức trên buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, vì “nếu chúng ta không thay đổi, họ có thể ngưng đơn hàng và chuyển sang nơi khác”, ông Kiệt nhấn mạnh.* Kỳ vọng phục hồi
Mặc dù tình hình được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với nền tảng vĩ mô ổn định và đà phục hồi kinh tế ấn tượng của năm 2022, cùng một số tín hiệu mới vẫn là những điểm sáng kỳ vọng cho sự phục hồi của ngành da giày Việt Nam.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn lại năm 2022 - năm phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành sang thị trường châu Âu tăng từ 26,9% năm 2021 lên 28,5%. Đồng quan điểm, ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, nhiều doanh nghiệp và nhiều chuyên gia Việt Nam cũng dự báo rằng, nửa cuối năm, khả năng phục hồi các hợp đồng có thể đậm hơn, không quá tiêu cực như đầu năm. Một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã có kết quả tốt, như chính sách hoãn giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và thuế, nới room tín dụng và khuyến khích các tổ chức tín dụng cải thiện mặt bằng lãi suất vay, nhanh chóng giải ngân cho các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện hoặc vay và khả năng trả nợ. Chủ tịch hội doanh nghiệp vùng Kansai Nhật Bản trong trao đổi với TS. Nguyễn Minh Phong đã cho biết, Chính phủ Nhật Bản khi tư vấn cho các doanh nghiệp nước này đã khẳng định, đầu tư ở Việt Nam có rủi ro bằng 0. Vì Việt Nam ổn định về chính trị; ít thiên tai; người Việt Nam thông minh, khéo léo; môi trường kinh doanh thuận lợi với hàng loạt FTA được ký kết và Việt Nam cũng là điểm đến địa chính trị quan trọng cho việc kết nối với khu vực ASEAN. Theo TS. Phong, một tín hiệu đáng mừng nữa là dịch COVID-19 đã được kiểm soát hiệu quả. Trung Quốc đã hạ cấp quản lý bệnh này xuống nhóm B và khôi phục hoạt động đi lại. Mỹ cũng đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5 vừa qua cũng đã họp bàn chi tiết về việc gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp COVID-19 trong năm 2023. Nhiều ý kiến chuyên gia y tế cho rằng đã đủ điều kiện để Việt Nam tuyên bố kết thúc dịch bệnh.
Ông Maxime Rogeon - Trưởng Bộ phận Da giày của công ty Decathlon Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày dép. Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế do có thị trường lớn, mức thuế cạnh tranh và tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu. Hầu như tất cả các nhà sản xuất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Hiện Tập đoàn Decathlon vẫn kỳ vọng và sẽ tiếp tục có những khoản đầu tư lớn, cũng như áp dụng những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam./.Xem thêm:
>>Bài cuối: Đồng bộ các giải pháp
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam
07:02' - 31/12/2022
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.
-
DN cần biết
Các nhà nhập khẩu Australia quan tâm đến hàng dệt may, da giày Việt Nam
17:36' - 24/11/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong vòng 10 tháng năm nay, xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Australia tiếp tục tăng hơn 27,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 358,4 triệu USD.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra hội chợ triển lãm quốc tế da giày Việt Nam
15:15' - 14/11/2022
Từ ngày 16 - 18/11/2022, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra hội chợ Triển lãm Quốc tế da & giày Việt Nam lần thứ 22.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 9 tháng: Áp lực lớn với ngành dệt may - da giày
16:47' - 27/09/2022
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may - da giày đều đang phải chịu áp lực lớn từ lạm phát, làm sụt giảm sức tiêu dùng hàng hóa của người dân trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
15:53' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 36%
15:36' - 08/05/2025
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 444.885 tỷ đồng và tăng 20% so với cùng kỳ.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu tiếp tục giảm lần thứ hai liên tiếp từ 15h chiều nay 8/5
14:46' - 08/05/2025
Giá tất cả các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả… tiếp tục giảm lần thứ hai liên tiếp từ 15 giờ hôm nay 8/5.
-
Hàng hoá
Dầu thô tiếp đà giảm giá
10:16' - 08/05/2025
Sau phiên phục hồi, giá dầu suy giảm trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và quan hệ Mỹ - Iran cho thấy có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá dầu Brent còn 61,12 USD/thùng, giảm 1,66%
-
Hàng hoá
Dự báo về đàm phán thương mại Mỹ-Trung kéo giá dầu đi xuống
07:32' - 08/05/2025
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch 7/5 khi các nhà đầu tư đưa ra những dự báo khác nhau về cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Lá chắn đẩy lùi hàng giả, hàng nhái
16:15' - 07/05/2025
Liên tiếp những vụ sản xuất hàng giả, từ sữa, thực phẩm, mỹ phẩm… bị phanh phui mới đây khiến người tiêu dùng hoang mang trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
-
Hàng hoá
Sản lượng dầu Mỹ giảm, "vàng đen" thoát đáy
15:46' - 07/05/2025
Chiều 7/5, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, khi các nhà đầu tư tập trung vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ giảm.