Thuế xăng dầu giảm ở hầu hết các nước, bất chấp biến đổi khí hậu
Xu hướng này đã đi ngược lại với cam kết giảm phát khí thải nhà kính nhằm chống biến đổi khí hậu mà thế giới đã đưa ra.
Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Nature Energy" (Năng lượng tự nhiên) số ra ngày 9/1, trong vòng 13 năm qua, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đã tăng ở những quốc gia giảm thuế hoặc tăng trợ cấp đối với loại nhiên liệu này.
Tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư Michael Ross, thuộc Đại học California tại Los Angeles (Mỹ), nhận định bất chấp tất cả những cam kết chống biến đổi khí hậu, các nước đang thất bại trong nỗ lực giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Ông cho rằng các nước đang đi sai hướng khi giảm thuế hoặc tăng trợ cấp đối với các loại nhiên liệu trên.
Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu do Giáo dư Ross đứng đầu đã ghi chép giá xăng dầu bán lẻ hàng tháng trong suốt 13 năm qua tại 157 quốc gia để theo dõi việc tăng hoặc giảm thuế cũng như tiền trợ cấp cho xăng dầu. Các nước này chiếm 97% số dân thế giới và 98% lượng khí thải nhà kính. Sau khi thống kê, nhóm nghiên cứu trên nhận thấy sự thay đổi chủ yếu ở các nước xuất khẩu dầu mỏ như Nigeria, Algeria, một số nước Arab vùng Vịnh và Angola. Trong khi đó, tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, dù mức thuế đã khá cao Washington vẫn tăng thuế xăng dầu, song lần tăng gần nhất lại từ năm 1993.
Theo hiệp định về chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris hồi cuối năm 2015, 196 quốc gia tham gia hiệp định đã cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi nền kinh tế thế giới nhanh chóng chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch hơn.
Với việc tăng thêm 1 độ C, Trái Đất đã chứng kiến nhiều đợt nắng nóng đột ngột, hạn hán, lũ lụt và cả những trận bão bất thường. Các chuyên gia từ lâu đã lập luận rằng cắt giảm trợ cấp hay tăng thuế đối với dầu mỏ, khí đốt và than đá nhằm giảm lượng tiêu thụ các loại nhiên liệu này là những biện pháp cấp thiết giúp nền kinh tế thế giới chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch. Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)... đều ủng hộ các biện pháp trên. Tuy nhiên, theo IEA, tiền trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao với 470 tỷ euro trong năm 2014, trong khi số liệu của IMF cho thấy 315 tỷ euro được chi để hỗ trợ người tiêu dùng trong năm 2015.
Các hoạt động sống của con người, đặc biệt là việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu ...) là nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính - yếu tố làm khí hậu biến đổi./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ từ 16 giờ ngày 4/1
16:05' - 04/01/2017
Ngày 4/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên giá xăng khoáng RON 92 và xăng E5, nhưng điều chỉnh tăng giá dầu diesel và dầu hỏa.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng dầu sẽ tăng mạnh trong năm 2017
20:29' - 03/01/2017
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia khác như Nga đã cam kết sẽ cắt giảm nguồn cung kể từ tháng 1/2017, sẽ tác động mạnh mẽ đến giá dầu thế giới cũng như ở Canada.
-
Chuyển động DN
BP chi 1,3 tỷ USD mua lại hệ thống trạm xăng dầu Woolworths
20:47' - 29/12/2016
Tập đoàn năng lượng khổng lồ BP của Anh đã đồng ý mua lại hệ thống các trạm bơm xăng dầu thuộc sở hữu của hệ thống siêu thị Woolworths tại Australia với giá 1,3 tỷ USD.
-
DN cần biết
Vận tải khó giữ giá khi giá xăng, dầu tăng mạnh
17:10' - 22/12/2016
Dịp cuối năm là thời điểm các hãng vận tải có xu hướng tăng giá vì nhu cầu tăng, nhiều chuyến lệch đầu cộng với việc tăng giá xăng liên tục, đột biến vận tải sẽ khó giữ được giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.