Thường trực Chính phủ họp về mô hình chính quyền đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Chiều 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng cùng dự cuộc họp.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV, mô hình chính quyền đô thị được triển khai tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Nội vụ đã phối hợp với hai thành phố và các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội. Sau khi lắng nghe các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, về nguyên tắc, các mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương nhưng cũng phải đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật.Từ việc thí điểm áp dụng mô hình mới, hai Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng phải góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo tập trung, thống nhất của UBND và Chủ tịch UBND Thành phố, phù hợp với đổi mới tổ chức hoạt động của quận, phường, theo hướng năng động, linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện thống nhất chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị văn minh, cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức.Bộ máy cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, hướng về người dân, nhanh chóng, kịp thời và thuận lợi hơn cho người dân. Thủ tướng nhấn mạnh, các đảng viên, cán bộ, công chức trong bộ máy đó phải nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Về nội dung dự thảo các Nghị định, Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu một số vấn đề, trong đó có vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND quận, phường khi không tổ chức HĐND; thống nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận, phường.Cần làm rõ vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ; thực hiện chế độ thủ trưởng nhưng không được lạm quyền. Do đó phải có cơ chế giám sát, thảo luận các vấn đề quan trọng của quận và phường. Trong vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, vai trò của HĐND Thành phố, đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, cấp ủy Đảng là rất quan trọng.
Khi hoàn thiện các dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ cũng cần chỉnh lý các quy định về cơ cấu tổ chức UBND quận, phường, bảo đảm phù hợp quy định của Luật và Nghị quyết của Quốc hội, trong đó cần tiếp thu góp ý của nhiều thành viên dự họp và bộ, ngành về việc đưa đại diện các cơ quan công an, quân sự trở thành thành viên của UBND để đảm bảo chính quyền thực hiện tốt hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội./.>>Tp Hồ Chí Minh thực hiện năm “Xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh cải cách hành chính công để cải thiện môi trường đầu tư
09:39' - 07/02/2021
Cải cách hành chính luôn được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, xem đây là nhiệm vụ chính trị, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các sở ngành, đơn vị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hầu hết các nhóm ngành ở Tp. Hồ Chí Minh đều có tăng trưởng
12:41' - 03/02/2021
Mặc dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nhưng, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh vẫn có nhiều điểm sáng khi hầu hết các nhóm ngành đều đạt mức tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.