Tiết kiệm 399 triệu USD/năm khi thực hiện cải cách kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
Ngày 13/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành lấy ý kiến góp ý về Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.
Tiết kiệm 399 triệu USD/năm
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chưa tạo được bước chuyển biến mang tính đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra chuyên ngành hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp, là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.
Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu. Hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu, trừ hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra, quản lý liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch, văn hóa; hàng hóa vừa thuộc diện kiểm dịch, vừa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; hàng hóa thuộc Danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi hàng hóa đã thông quan.Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục kiểm tra nhà nước về chất lượng sau thông quan, doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng quy trình thủ tục kiểm tra chất lượng theo mô hình mới này, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điểm nổi bật của Đề án là cơ quan hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu, bao gồm: tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; quyết định phương thức kiểm tra; thông báo kết quả kiểm tra; xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo việc điện tử hóa trình tự, thủ tục kiểm tra, công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ thông tin với bộ, ngành.Đề án áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm để cắt giảm đối tượng phải kiểm tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng nhằm giảm tối đa lô hàng phải kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước…
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, bên cạnh đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu thủ tục kiểm tra, Đề án còn giúp tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD/năm.Việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan góp phần giúp hội nhập tốt hơn, tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, nâng vị trí xếp hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín của thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Chính phủ cũng tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Hải quan là cơ quan duy nhất kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu
Ý kiến tại cuộc họp đồng tình với việc ban hành Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.
Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn từ phía Bộ Công Thương về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, việc áp dụng chung mô hình kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng kiểm tra chất lượng, vai trò của cơ quan hải quan khi vừa thực hiện công việc kiểm tra, vừa là cơ quan ra quyết định về sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu thông quan…
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long băn khoăn về lộ trình thực hiện khi Đề án đặt vấn đề chuyển một số nhân sự từ các bộ chuyên ngành về Tổng cục Hải quan, vì hiện nay ở các bộ, việc kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu và kiểm nghiệm các thực phẩm trong quá trình thanh tra hậu kiểm là cùng một cơ quan, khi chuyển đi sẽ thiếu lực lượng thanh tra hậu kiểm, sẽ không khả thi và nên cân nhắc.Nếu Hải quan muốn xây dựng thêm một đơn vị kiểm nghiệm thì cần chủ động, lấy từ bộ ngành khác sang sẽ khó. Đây cũng là ý kiến của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, nguyên tắc chung là cơ quan hải quan là cơ quan đầu mối, cơ quan duy nhất kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, các bộ hướng tới kiểm tra hậu kiểm.Nhấn mạnh quan điểm cải cách về kiểm tra nhưng phải đảm bảo hiệu quả về công tác quản lý nhà nước, nhưng nếu chỉ nặng vấn đề lấy lý do hiệu quả công tác quản lý nhà nước mà lại thêm các thủ tục kiểm tra là không được, Bộ trưởng cho biết, định hướngcủa hải quan trong Đề án là phải cắt giảm, cải cách hơn so với Nghị định 15/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm).
“Những lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành hải quan không làm được thì bộ, ngành vẫn phải làm. Chúng ta mạnh dạn giao cho cơ quan chuyên ngành, nhưng vẫn phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước”, Bộ trưởng nêu rõ. Dẫn câu chuyện từ Singapore, cơ quan hải quan kiểm tra toàn bộ bằng phương pháp tự động hóa, không có kiểm tra chuyên ngành, các cơ quan chuyên ngành chỉ hậu kiểm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, thực hiện Đề án, mỗi năm tiết kiệm 399 triệu USD là con số rất lớn. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập.Đây cũng là giải pháp rất căn cơ để cải cách thủ tục hành chính, xây dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia và môi trường kinh doanh của Việt Nam và tiết kiệm nhân lực nguồn lực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ quyết tâm năm 2020 tăng trưởng kinh tế từ 2,5-3%
18:35' - 02/10/2020
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ đặt quyết tâm năm 2020 kinh tế tăng trưởng từ 2,5-3%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Nợ đọng văn bản vẫn còn nhiều
14:35' - 01/10/2020
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành 37 văn bản, còn nợ đọng 18 văn bản quy định chi tiết có hiệu lực pháp luật, thuộc trách nhiệm của các bộ, cơ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn chặn việc phát sinh những quy định gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
20:13' - 30/09/2020
Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Nghị quyết 68/NQ-CP ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.