Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
Đó là nội dung trọng tâm mà các chuyên gia, doanh nghiệp bàn luận tại Tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” do Báo Hải quan tổ chức ngày 6/4, tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chi phí xuất nhập khẩu tăng cao
Bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Báo Hải quan cho biết, Việt Nam hiện là đối tác thương mại của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm trong số ít quốc gia Đông Nam Á có độ mở kinh tế cao. Với 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết, đang đàm phán và đã triển khai; trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)… là cơ hội đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các thị trường này.
Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của cả nước; trong đó hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ. Cùng với đó, xung đột quân sự Nga- Ukraine và giá dầu thế giới tăng, dẫn đến chi phí vận tải, logistics tăng cao càng làm cho chi phí xuất nhập khẩu gia tăng. Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, chi phí bị đẩy lên cao, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận hòa vốn, thậm chí bị lỗ để xuất khẩu hàng hóa nhằm duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Gần đây, phí chuyên chở container tiếp tục được nhiều hãng tàu thông báo điều chỉnh tăng đến 20%, dù mức giá đã rất cao, tăng vài lần so với trước khi có dịch. Ông Trần Việt Huy, Trưởng Ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại - Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đánh giá: Đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế và đời sống xã hội của cả thế giới, làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu; trong đó, có hoạt động logistics. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp ngành logistics mới đây cho thấy, trong quý I/2020 có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và quốc tế từ 10% - 30% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 97% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics được phục hồi theo nền kinh tế nhưng hiện nay khoảng 20% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động. So với trước đại dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới, đặc biệt với Trung Quốc vẫn bị tắc nghẽn… Theo ông Trần Việt Huy, các chi phí phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bao gồm chi phí phòng chống dịch, giảm năng suất lao động (do nghỉ cách ly); chi phí chuyển đổi mô hình, thị trường chuỗi cung ứng mới, giá nguyên, nhiên liệu tăng liên tục. Đặc biệt, việc chi trả cho các dịch vụ logistics tăng cao; chi phí liên quan cước vận tải quốc tế, lưu kho bãi và phí dịch vụ gia tăng kèm chi phí trả cho các rủi ro xuất nhập khẩu… Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chia sẻ: Cước vận tải và giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua ảnh hưởng lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động, giá nguyên, nhiên liệu giữ ở mức cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động vận tải trong xuất nhập khẩu. Từ thực tế đó, doanh nghiệp mong muốn các ngành chức năng, nhất là ngành hải quan tiếp tục đồng hành và có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt khó. “Để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, cần tiếp tục tăng cường đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan để giảm chi phí và tăng tính dự đoán cho doanh nghiệp. Theo đó, cần nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điên tử các dữ liệu giữa các doanh nghiệp, hải quan và các cơ quan liên quan; tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao”. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nêu kiến nghị.Cải thiện thủ tục hải quan
Ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Với mục tiêu cắt giảm thủ tục hành chính và các hoạt động sáng tạo giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, thời gian qua Tổng cục Hải quan tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin như: thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử; thanh toán điện tử (E-Payment); quản lý giám sát hải quan tự động; thay thế các thủ tục hành chính bằng việc chuyển đổi sang hình thức kết nối, trao đổi dữ liệu thông tin điện tử... Theo ông Đào Duy Tám, đến hết năm 2021, Tổng cục Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 215/237 thủ tục hành chính, chiếm 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện; trong đó, có 209 thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (tỷ lệ 88%). Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từ cuối tháng 12/2019, Tổng cục Hải quan đã chính thức cung cấp miễn phí phần mềm khai hải quan cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với khoảng 92.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang hoạt động, ước tính việc cung cấp phần mềm miễn phí sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 432 tỷ đồng. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Cùng với đó, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn các Cục Hải quan và doanh nghiệp thực hiện thống nhất. Các giải pháp nêu trên của cơ quan hải quan đã góp phần đáng kể vào việc cắt giảm thời gian thông quan hàng hoá qua biên giới, tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh trạnh. Trong giai đoạn tới, Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính một cách sâu rộng, toàn diện nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành hải quan, hướng tới hải quan số, hải quan thông minh. Ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng phòng Giám sát quản lý- Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Cảng Cát Lái thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn có sản lượng hàng hóa khai thác chiếm 50% sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cả nước, hơn 80% sản lượng hàng hóa tại cảng biển Tp. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng hàng năm 10%. Thế nhưng, kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa thông qua cảng dẫn đến nguy cơ ùn tắc tại cảng Cát Lái và ảnh hưởng giao thông các khu vực lân cận cảng. Để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai thực hiện Đề án “Tạo thuận lợi thương mại: thủ tục hải quan trong hoạt động logistics và chống ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái”. Cụ thể, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp gồm xây dựng mô hình làm việc tập trung, khép kín, thực hiện thủ tục hải quan 24/7 trên cơ sở thiết lập kênh trao đổi thông tin riêng giữa cơ quan hải quan - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn – doanh nghiệp để thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hoá cho các doanh nghiệp tham gia đề án. Cùng với đó, bố trí khu vực xếp hàng hóa riêng, có phương án giao nhận hàng hóa tại cầu cảng và phân luồng di chuyển riêng cho xe chở container của các doanh nghiệp tham gia đề án. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Hệ thống giám sát trực tuyến quá trình làm thủ tục hải quan - giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ hài lòng của người đi làm thủ tục hải quan với công chức hải quan và cơ quan hải quan. Những giải pháp trên đã mang lại hiệu quả tích cực và đang từng bước hiện thực hoá mục tiêu giảm 70% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan; giảm 70% thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa. Từ đó giảm chi phí, thời gian thông quan, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Những tiến triển ban đầu
17:55' - 05/04/2022
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy đã có những tiến triển ban đầu quan trọng, khi đến ngày 3/4 các doanh nghiệp Việt Nam đã giành quyền kiểm soát được 12/35 container bị mất chứng từ gốc
-
Doanh nghiệp
EVN ký kết hợp tác đổi mới hoạt động đo lường điện
11:12' - 05/04/2022
Việc ký kết hợp tác sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phấn đấu trở thành tập đoàn năng lượng – công nghệ phát triển bền vững, hiệu quả trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư
-
Doanh nghiệp
Giữ vững an ninh truyền tải điện Gia Lai trong mùa khô
19:49' - 04/04/2022
Ngay những tháng đầu năm 2022, Công ty Truyền tải điện 3, trực tiếp là Truyền tải điện Gia Lai, đã tăng cường quản lý vận hành để đảm bảo việc cung ứng điện an toàn tin cậy trong mùa khô năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.