Tìm giải pháp phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phối hợp Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Hội thảo được tổ chức để có cơ sở báo cáo, tham mưu Chính phủ cụ thể hóa các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
Theo đại diện Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, nghiên cứu phát triển (R&D) của ngành sản xuất chip (vi mạch) là một trong những hoạt động tốn kém nhất trong các ngành công nghệ hiện đại. Chi phí R&D trung bình ngành này chiếm tới 14,2% doanh thu. Các nền kinh tế lớn thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới. Tại Việt Nam, tháng 9/1979, Nhà máy bán dẫn Z181 được thành lập, sản xuất, xuất khẩu diode, transistor. Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) ra đời và đào tạo được đội ngũ hàng trăm kỹ sư thiết kế chip, thiết kế thành công một số vi mạch mang thương hiệu Việt.Tuy nhiên, kể từ khi Nhà máy Z181 dừng việc sản xuất bán dẫn (đầu những năm 90 thế kỷ trước), đến nay, Việt Nam chưa xuất hiện thêm nhà máy sản xuất bán dẫn, chỉ có nhà máy của Intel và một số công ty FDI làm công đoạn máy lắp ráp, gia công, đóng gói.
Đại diện Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông cho biết, các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện đã được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, thuế, tín dụng, thuê đất, thuê mặt nước... của Chính phủ. Mặc dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư nhưng chúng ta chưa có các giải pháp đặc biệt và kế hoạch đầu tư từ nhà nước để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện chưa có kế hoạch phát triển công nghiệp chip bán dẫn tầm cỡ quốc gia, được lên kế hoạch và đầu tư bài bản. Chính phủ chưa có mục tiêu hỗ trợ tài chính để phát triển công nghiệp chip bán dẫn. Ngoài ra, chúng ta đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài như: Broadcom, Hitachi, Qualcomm, Samsung, SK Hylix; trong khi các công ty trong nước chỉ có Viettel và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip.Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô (cố vấn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, đặc trưng của công nghiệp vi mạch bán dẫn là đầu tư ban đầu lớn; sản phẩm có tính thị trường toàn cầu; thế hệ công nghệ ngắn, cải tiến liên tục. Dù nỗ lực xây dựng nền công nghiệp bán dẫn - vi mạch Việt Nam đã bắt đầu sớm, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở chế tạo bán dẫn - vi mạch nào.
“Sản xuất vi mạch đối với Việt Nam ngày nay không còn là vấn đề chỉ để bàn luận trên giấy tờ, mà phải làm gấp, làm tới nơi tới chốn, làm cho thành công. Một nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn gọi là thành công thì phải là thành công 100%, bởi đây là một khoản đầu tư lớn, không thể để cho lãng phí được”, Giáo sư Đặng Lương Mô nhấn mạnh. Cùng nhận định trên, Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Phó Trưởng khoa Điện - Điện tử (Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, muốn phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn cần có doanh nghiệp thiết kế vi mạch của người Việt Nam. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, bởi để thương mại hóa một sản phẩm vi mạch bán dẫn cạnh tranh với thế giới rất khó khăn. Theo Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, một doanh nghiệp khởi nghiệp muốn thiết kế con chip phải mất từ 2-3 năm, chi phí cho các kỹ sư lên tới vài triệu USD, trong khi thị trường đầu ra chưa biết thế nào. Rất khó kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để kêu gọi đầu tư, đơn cử như nhà nước góp vốn 50-70% vào doanh nghiệp... Tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng đưa ra một số định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam; đề xuất một số chính sách, giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán chưa có lời giải của các doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc?
05:30' - 21/10/2022
Cả Samsung Electronics và SK hynix, hai doanh nghiệp hàng đầu về chip bán dẫn của Hàn Quốc, đang phải đối mặt với triển vọng ảm đạm khi mảng kinh doanh "béo bở" bị ảnh hưởng.
-
Thị trường
Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn
08:16' - 11/10/2022
Theo Tân Hoa xã, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chính phủ nước này kiên quyết phản đối quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc.
-
Thị trường
Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc
13:04' - 08/10/2022
Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/10 công bố quy định mới về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
-
Công nghệ
IBM đầu tư 20 tỷ USD phát triển công nghệ cao và sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ
09:48' - 08/10/2022
Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ IBM, ông Arvind Krishna vừa công bố kế hoạch đầu tư 20 tỷ USD cho phát triển máy tính lượng tử, sản xuất chất bán dẫn và các lĩnh vực công nghệ cao khác tại Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hà Nội: Chuyển đổi số toàn diện, giảm tối đa hồ sơ giấy
13:00'
Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước.
-
Công nghệ
Kính thông minh Ray-Ban Meta sẽ còn "khôn" hơn
07:00'
Đầu tháng 4/2025, Meta đã triển khai tính năng dịch trực tiếp cho Ray-Ban Meta.
-
Công nghệ
Trung tâm dữ liệu - nền tảng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
13:00' - 30/04/2025
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hạ tầng số Việt Nam phải đảm bảo băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, thông minh, mở, xanh và an toàn.
-
Công nghệ
Hà Nội có hơn 900 ha diện tích trồng trọt được áp dụng công nghệ số
07:00' - 30/04/2025
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở sản xuất, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình chăm sóc, theo dõi, quản lý cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ thông tin với máy tính, điện thoại thông minh.
-
Công nghệ
Hàn Quốc thay thế SIM điện thoại công vụ sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
17:45' - 29/04/2025
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tiến hành thay thế toàn bộ thẻ USIM (SIM 3G) trong các thiết bị điện thoại công vụ nhằm ứng phó sự cố rò rỉ dữ liệu quy mô lớn tại SK Telecom Co. sau một cuộc tấn công mạng.
-
Công nghệ
Đột phá theo Nghị quyết 57: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số
16:24' - 29/04/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Công nghệ
Spotify dự định tăng phí thuê bao ở nhiều nước
14:00' - 29/04/2025
Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) cho hay tăng trưởng doanh thu toàn cầu trong lĩnh vực phát trực tuyến đã giảm khoảng 50% trong năm 2024 .
-
Công nghệ
AI - kỷ nguyên mới của lĩnh vực tư vấn toàn cầu
07:47' - 29/04/2025
Hiện tại, một làn sóng mới của những công ty khởi nghiệp với động lực đến từ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực tư vấn toàn cầu.
-
Công nghệ
Huawei phát triển chip AI mới
07:00' - 29/04/2025
Huawei đã nổi lên như hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ mà Mỹ vẫn đang chiếm ưu thế.