Tín hiệu "bình thường hóa" chính sách tiền tệ đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương
New Zealand dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tuần này. Động thái này có thể ghi dấu New Zealand là nền kinh tế tiên tiến đầu tiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu thực hiện tiến trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của New Zealand đang xuất hiện những dấu hiệu quá nóng.
Theo bài viết đăng trên trang thông tin của hãng Bloomberg và được tờ The Age của Australia dẫn lại, 13 trong số 17 nhà phân tích được Bloomberg khảo sát dự đoán Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ, ngân hàng trung ương) sẽ thông báo tăng lãi suất chính thức thêm 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp của Hội đồng quản trị RBNZ vào ngày 18/8.
Một nhà kinh tế học khác dự đoán mức tăng thậm chí có thể là đạt 0,5 điểm phần trăm và ba chuyên gia còn lại cho rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên.
Đồng thuận với ý kiến của đa số các chuyên gia, các thị trường hiện đều kỳ vọng RBNZ tăng lãi suất, do lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động có thể dẫn tới lạm phát cao do tiền lương tăng.
Bà Sharon Zollner, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ New Zealand ở thành phố Auckland, cho rằng: "Rõ ràng nền kinh tế New Zealand hiện không còn nhu cầu kích thích tiền tệ mạnh mẽ nữa. Các dấu hiệu (nền kinh tế) quá nóng đã xuất hiện trên diện rộng, rủi ro của chu kỳ bùng nổ và suy thoái đang ở mức cao và vẫn tiếp tục gia tăng".
Vào tháng 7/2021, Thống đốc RBNZ, Adrian Orr, bất ngờ tuyên bố kết thúc nới lỏng định lượng, một dấu hiệu cho thấy RBNZ đã lo ngại về khả năng tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, do tác động của các chính sách kích thích tiền tệ nhằm ứng phó với đại dịch. Sau động thái nói trên, tỷ lệ thất nghiệp của New Zealand đã giảm xuống còn 4% và mức lương tại khu vực tư nhân tăng lên ngưỡng cao nhất trong vòng 13 năm.
RBNZ được cho là sẽ tiên phong hành động trong khu vực, trước cả Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), vốn đã đánh tín hiệu về khả năng bình thường hóa chính sách tiền tệ trong những tháng tới. Dự kiến BoK sẽ có cuộc họp trong tháng Tám và nội dung chính nhiều khả năng tập trung vào vấn đề tăng lãi suất.
Thống đốc Orr sẽ có cuộc họp báo vào lúc 15 giờ ngày 18/8, sau khi chương trình nghị sự của Hội đồng quản trị RBNZ kết thúc. Hầu hết các nhà kinh tế đánh giá động thái của RBNZ sẽ là bước đi đầu tiên trong một loạt các đợt tăng lãi suất tiếp theo. Các nhà đầu tư đồng ý rằng mức tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào thời điểm hiện tại là hợp lý, và tới cuối năm lãi suất của New Zealand nên quay về mức 1%.
Chi phí đi vay cao hơn có khả năng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách New Zealand kiềm chế giá nhà, vốn đã tăng 31% trong vòng một năm qua tính đến tháng 7/2021. RBNZ không nhắm mục tiêu vào thị trường bất động sản, nhưng được yêu cầu đánh giá tác động chính sách tiền tệ, đồng thời đóng góp cho các chính sách của Chính phủ New Zealand nhằm hỗ trợ thị trường nhà ở bền vững hơn.
New Zealand đã thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng, phần lớn bằng cách hành động sớm, đóng cửa biên giới quốc gia với hầu hết người nước ngoài và yêu cầu công dân trở về quê hương phải cách ly kiểm dịch chặt chẽ.
Ngày 17/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ban bố một lệnh phong toả trên quy mô toàn quốc sau khi một ca mắc mới COVID-19 được phát hiện tại Auckland, thành phố lớn nhất nước này. Tuy nhiên, số ca nhiễm COVID-19 tại New Zealand thấp hơn nhiều so với phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, nơi biến thể Delta đã khiến chính sách "không COVID-19" bộc lộ những hạn chế và làm nổi bật thực trạng triển khai vaccine chậm chạp của các nước này. Đặc biệt là Australia, nơi đang chứng kiến hơn một nửa dân số bị phong tỏa do biến thể Delta lan rộng và nền kinh tế quốc gia dự kiến sẽ bị suy giảm trong quý III/2021.
Chính sách biên giới cứng rắn của New Zealand cũng đã ngăn chặn lao động nhập cư, gây ra tình trạng thiếu lao động và kết quả là nền kinh tế đang nóng lên khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không tồn tại rủi ro.
Giống như hầu hết các nước khác trong khu vực, tiến trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của New Zealand tương đối chậm chạp, khiến nước này rất dễ bị tổn thương nếu virus xâm nhập qua hệ thống phòng thủ, gây cản trở khả năng phục hồi kinh tế.
Tuần trước, Thủ tướng Jacinda Ardern đã tuyên bố tăng tốc chương trình tiêm chủng, với lý do quan ngại về rủi ro từ biến thể Delta. Bà Ardern đang hướng đến mục tiêu mở lại biên giới quốc gia theo từng giai đoạn, bắt đầu từ quý I/2022. Chiến lược của New Zealand đã mang lại một bước khởi đầu hoàn hảo cho sự phục hồi quốc gia.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, một loạt ngân hàng trung ương khác, từ Ireland cho đến Chile, đã tăng chi phí cho vay, nhưng hầu hết các ngân hàng đồng cấp tại thị trường phát triển của New Zealand vẫn thận trọng với bước đi này.
Trong khi, Canada đã báo hiệu lãi suất sẽ ở mức thấp nhất có thể cho đến nửa cuối năm 2022 và Australia không dự kiến sẽ tăng lãi suất trước năm 2024. Các nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của New Zealand có thể giảm xuống 3,5% trong năm tới, khi tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng hơn. Lạm phát trong quý II/2021 đã tăng lên 3,3% - lần đầu tiên vượt mục tiêu từ 1-3% của RBNZ kể từ năm 2011.
Thậm chí, một báo cáo vào tuần trước chỉ ra rằng kỳ vọng lạm phát của New Zealand đã tăng lên mức cao nhất trong bảy năm. Ông Stephen Toplis, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng New Zealand, cho biết: "Các mục tiêu lạm phát và việc làm bền vững của RBNZ đã được đáp ứng và sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai gần. Tất cả những điều này cho thấy rằng đã đến lúc RBNZ cần chuyển sang trạng thái trung lập càng nhanh càng tốt"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
New Zealand áp đặt lệnh phong toả 3 ngày trên toàn quốc
16:26' - 17/08/2021
Ngày 17/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ban bố một lệnh phong toả trên quy mô toàn quốc sau khi một ca mắc mới COVID-19 được phát hiện tại Auckland, thành phố lớn nhất nước này.
-
Kinh tế tổng hợp
New Zealand ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng sau gần 6 tháng
15:37' - 17/08/2021
Ngày 17/8, New Zealand đã ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng sau gần 6 tháng không xuất hiện ca mới nào.
-
Kinh tế tổng hợp
New Zealand đặt mục tiêu mở cửa trở lại vào năm tới
09:53' - 12/08/2021
Ngày 11/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo nước này sẽ duy trì kiểm soát chặt biên giới trong năm nay, song hy vọng sẽ dần mở cửa trở lại vào năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.