Tín hiệu đáng lo ngại đối với quan hệ kinh tế Trung Quốc-EU
Theo tờ Global Times, Phòng Thương mại Trung Quốc tại Liên minh châu Âu-EU (CCCEU) bày tỏ sự thất vọng sâu sắc về việc các quốc gia thành viên EU đã chấp thuận những biện pháp hạn chế theo Công cụ Mua sắm quốc tế (IPI), đồng thời kêu gọi EU xem xét lại sự cần thiết và tác động lâu dài của vấn đề này.
CCCEU cho biết các biện pháp trên hạn chế quyền truy cập của những công ty Trung Quốc vào các cuộc đấu thầu mua sắm công trong lĩnh vực thiết bị y tế đối với những hợp đồng vượt 5 triệu euro (5,72 triệu USD) trong thời gian 5 năm.
CCCEU bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về động thái của EU để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường mua sắm của EU, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo Global Times, IPI là một công cụ đơn phương do EU đưa ra. Việc áp dụng IPI nhằm mục tiêu ứng phó với các doanh nghiệp Trung Quốc gửi một tín hiệu đáng lo ngại - không chỉ làm tăng thêm sự phức tạp mới cho quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU, mà còn mâu thuẫn với các nguyên tắc cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử của EU trong việc tiếp cận thị trường.Theo hãng tin Bloomberg, các nước EU hôm 2/6 đã bỏ phiếu về các biện pháp trên, đây là hành động đầu tiên mà EU áp dụng theo IPI, một luật năm 2022 nhằm thúc đẩy sự đối xử “có đi có lại” trong việc tiếp cận thị trường mua sắm công.
Trong thông báo, CCCEU cho rằng điều quan trọng cần phải nhấn mạnh rằng bất kỳ sự theo đuổi “có đi có lại” nào cũng phải dựa trên sự hiểu biết chính xác về lịch sử và thực tế. Các công ty thiết bị y tế châu Âu đã được hưởng quyền truy cập đáng kể vào thị trường Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc và đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Quyết định của EU không phù hợp với bối cảnh này và tác động tiêu cực đến tinh thần tham gia cân bằng và cùng có lợi. CCCEU kêu gọi EU xem xét lại sự cần thiết và tác động lâu dài của các biện pháp hạn chế này. Tổ chức này cho rằng việc biến các công cụ chính sách thành rào cản thương mại thực tế sẽ không chỉ làm tổn hại lợi ích song phương mà còn làm suy yếu niềm tin toàn cầu đối với sự phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Trong thời điểm thương mại toàn cầu phải đối mặt với sự không chắc chắn và một số quốc gia đang sử dụng các biện pháp thuế quan đơn phương làm gián đoạn trật tự thị trường toàn cầu, Trung Quốc và EU, với tư cách là hai nền kinh tế lớn trên thế giới, nên cùng nhau duy trì thương mại tự do và hợp tác đa phương, thay vì đưa ra các hạn chế đơn phương làm leo thang căng thẳng.CCCEU nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đã luôn tuân thủ luật pháp và quy định và sự đóng góp của họ cho EU thông qua đầu tư, tiến bộ công nghệ và tạo việc làm, được công nhận rộng rãi và đánh giá cao.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm bất chấp căng thẳng thương mại leo thang
07:32' - 03/06/2025
Phiên 2/6, chứng khoán Phố Wall tăng điểm nhờ lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp công nghệ trong khi chứng khoán châu Âu đi xuống do căng thẳng thương mại gia tăng
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận thương mại
15:28' - 02/06/2025
Căng thẳng Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng khi cả hai cùng cho rằng mỗi bên không tuân thủ những gì đã đạt được tại vòng đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
Trao đổi thương mại Mỹ-Trung có thể diễn ra trong tuần này
12:44' - 02/06/2025
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett ngày 1/6 cho biết Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ có cuộc trao đổi về thương mại ngay trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến mới quanh thương vụ bán cảng biển Panama
17:00'
Thương vụ gồm việc chuyển nhượng quyền khai thác 43 cảng biển tại 23 quốc gia, trong đó đáng chú ý là 2 cảng gần Kênh đào Panama – tuyến hàng hải chiến lược nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ chờ loạt sự kiện quan trọng nhất trong nhiều năm
14:26'
Một loạt số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này gồm: Báo cáo việc làm, lạm phát, lòng tin tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp cùng với báo cáo đầu tiên về GDP quý II/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại về thuế quan mới từ cuộc điều tra ngành bán dẫn của Mỹ
11:24'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kết quả cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với sản phẩm bán dẫn nhập khẩu trong hai tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ - EU: Ngăn chặn leo thang nhưng chi phí vẫn tăng
11:09'
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một thỏa thuận thương mại sâu rộng, trong đó áp đặt mức thuế quan 15% lên hầu hết hàng hóa châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU đạt thỏa thuận thương mại
07:37'
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc về thuế quan xuyên Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Mỹ gia hạn tạm dừng áp thuế thêm 90 ngày
07:36'
Tờ South China Morning Post cho biết, Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ gia hạn thêm 90 ngày việc tạm dừng áp thuế quan trong cuộc đàm phán thương mại tại Stockholm, Thụy Điển, bắt đầu từ ngày 28/7.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đối mặt rủi ro từ thuế quan của Mỹ
07:33'
Với tỷ lệ sản xuất cao và mức độ phụ thuộc xuất khẩu vào Mỹ, các biện pháp áp thuế đối ứng của Mỹ dự kiến sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26' - 27/07/2025
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45' - 27/07/2025
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.