Tình tiết mới trong phiên xử vụ án tham nhũng tại Agribank Nam Hà Nội
Chiều 22/12, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Agribank Nam Hà Nội được tiếp tục với phần thẩm vấn những sai phạm của bị cáo Phạm Thanh Tân (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Agribank).
Nói về việc đầu tư cho Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam vay để mua thương thương hiệu thời trang, bị cáo Phạm Thanh Tân khai: Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Agribank đầu tư cho doanh nghiệp mua thương hiệu, một loại tài sản vô hình.
Trước đó, bản thân ngân hàng Agribank chưa có tiền lệ cho vay về nội dung này. Vì vậy, theo bị cáo Tân, do là lần đầu tiên đầu tư nên có thể có rủi ro.
Xoáy sâu vào trách nhiệm của bị cáo nguyên Tổng giám đốc Agribank, chủ tọa phiên tòa hỏi: Xuyên suốt từ dự án Dệt - Nhuộm – May về sau chuyển đổi thành dự án Luxfasion, mua thương hiệu, trước khi bị cáo Tân ký tờ trình nâng quyền phán quyết nâng mức tín dụng, bị cáo có kiểm tra hiệu quả của các dự án trước không?
Bị cáo Tân khai không kiểm tra và cho rằng trong biên bản thanh kiểm tra của lực lượng chức năng không đề cập đến hậu quả của chi nhánh với các dự án trước đó.
Hội đồng xét xử đã viện dẫn Nghị quyết của Hội đồng quản trị Agribank, trên cơ sở đó xác định: Nguồn vốn cho vay đối với Dự án Luxfashion của Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, thì Agribank Nam Hà Nội tự thu xếp từ nguồn vốn vay tài trợ thương mại hoặc huy động khác, giảm dư nợ cho vay các dự án khác.
Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, bị cáo Tân đã ký cho Agribank Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD lấy từ tiền của Hội sở.
Về nội dung này, bị cáo Tân cho rằng có quyền phê duyệt để chi tiền cho Agribank Nam Hà Nội. Tuy nhiên, ông Tân giải thích không biết việc Agribank Nam Hà Nội giải ngân cho Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam.
Ông Tân khai có ký cho hai công ty khác vay, sau đó, ông Tân ký để Agribank Nam Hà Nội sử dụng 50 triệu USD.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi, tại sao theo quy định, chi nhánh phải sắp xếp nguồn vốn, trong khi 50 triệu USD là vốn chính của trụ sở. Như vậy có sai với Nghị quyết của ngân hàng không?, bị cáo Tân vẫn khẳng định mình không làm sai, đồng thời cho rằng, hậu quả của sự việc đến nay chưa xác định được cụ thể như thế nào.
Chủ tọa giải thích, là người đứng đầu, đáng lẽ bị cáo phải làm đúng chức năng, chấp hành đúng nghị quyết của Hội đồng quản trị nhưng bị cáo đã làm sai. Quy định là chi nhánh phải tự thu xếp nguồn vốn, nhưng bị cáo Tân lại cho phép chi nhánh sử dụng vốn của Hội sở.
“Việc bị cáo không thấy sai là do nhận thức thôi”, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh.
Về việc nâng hạn mức vay cho Lifepro lên 400 tỷ đồng, bị cáo Phạm Thanh Tân thừa nhận đã ký vào tờ trình nâng mức hạn vay này trên cơ sở báo cáo của ban tín dụng.
Việc ký tờ trình này được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị Agribank đã ký báo cáo thẩm định.
Trên thực tế, nếu hồ sơ do khách hàng cung cấp không đúng với sự thật thì người chịu trách nhiệm chính phải là người đứng đầu.
Bản thân bị cáo Tân đã ký vào các quyết định giải ngân… nhưng ông Tân lại cho rằng, cấp dưới sẽ phải chịu trách nhiệm về điều này. Ông Tân chỉ thấy có đủ thủ tục thì ký.
Chủ tọa tiếp tục chất vấn: “Theo bị cáo, nếu không có tờ trình của Tổng giám đốc Agribank lên Hội đồng quản trị thì chi nhánh được giải ngân?”.
Bị cáo Tân đáp: “Tôi là người có quyền quyết định cho giải ngân”, song ông Tân cũng thừa nhận mình không biết rõ việc công ty trên có tài sản đảm bảo hay không.
“Là người đứng đầu, bị cáo phải nắm rõ”, chủ tọa phiên tòa kết luận.
Trước đó, trong phần thẩm vấn về trách nhiệm ký các tờ trình để nâng mức tín dụng cho Agribank Nam Hà Nội, chủ tọa phiên tòa cũng đã nêu về việc, sau khi giải ngân cho Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, bị cáo Phạm Thị Bích Lương (nguyên Giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) đã mang 300.000 USD (trong tổng số 500.000 USD của Công ty Enzo Việt) để “cảm ơn” cho ông Tân.
Tại tòa, bị cáo Tân phủ nhận, cho rằng chỉ một lần duy nhất nhận từ Lương số tiền là 60.000 USD.
Hội đồng xét xử đã cho 2 bị cáo cùng đối chất, bị cáo Lương vẫn tiếp tục khẳng định tổng số tiền đã đưa cho bị cáo Tân là 300.000 USD. Tuy nhiên, bị cáo Lương giải thích: “Tiền này do phía khách hàng nhờ đưa chứ anh Tân không đòi hỏi”.
Ngày 23/12, phiên tòa được tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ đại án tham nhũng ở Agribank chi nhánh 7: Tiếp tục khởi tố vụ án “Đưa và nhận hối lộ”
19:06' - 21/12/2015
Vụ đại án tham nhũng ở Agribank chi nhánh 7: Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ và nhận hối lộ” tại tòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử vụ án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội
11:08' - 21/12/2015
Sáng 21/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Hà Nội.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xét xử vụ án thất thoát hơn 600 tỷ đồng ở Agribank Chi nhánh 7
11:50' - 16/12/2015
Đây là một trong 8 vụ án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng yêu cầu đưa ra xét xử trước thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.