Toạ đàm giữa hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam - Lào
Tại đây, hai bộ đã thông báo tình hình kinh tế chung và môi trường đầu tư của hai nước trong thời gian qua cũng như thực hiện những kế hoạch kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Lào đã phát triển mạnh mẽ, hai bên đạt được những kết quả tốt trong ký kết các hiệp định song phương, và triển khai các dự án đã ký kết thuận lợi nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã chúc mừng những thành tựu và kết quả mà Chính phủ và nhân dân Lào đạt được trong thời gian qua.
Bộ trưởng Dũng cũng đặc biệt ấn tượng với mục tiêu, nhiệm vụ Lào đặt ra từ nay đến năm 2030 với mục tiêu rất táo bạo, tham vọng với 7 chiến lược quan trọng.
Bộ trưởng Dũng tin tưởng Chính phủ và nhân dân Lào sẽ đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Lào trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, ngài Xu-phăn Kẹo- mi-xay đã thông báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Lào như: cơ bản ổn định chính trị, an ninh, kinh tế tăng trưởng liên tục, GDP năm 2014-2015 đạt 7,5%; 6 tháng đầu năm, dự kiến GDP đạt 6,9-7%.
Trong 2 năm 2014-2015, Lào thu hút hơn 3,5 tỷ USD từ các dự án đầu tư nước ngoài; trong đó, Việt Nam là 4,9 triệu USD, đứng thứ 3 trong 53 nước đầu tư tại Lào.Trong giai đoạn tới, đến năm 2030, Lào phấn đấu phát triển kinh tế xã hội, tạo sự phát triển đưa đất nước thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Ngài Xu-phăn Kẹo- mi-xay mong rằng, với các dự án viện trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 nước trực tiếp triển khai và báo cáo Thủ tướng chỉ đạo; đồng thời, tiếp tục khảo sát đánh giá lại các dự án mà 2 bên đã ký trong giai đoạn từ 2016-2020. Đặc biệt, năm 2017 tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án đã ký kết.
Cũng tại buổi tòa đàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo một số nội dung về tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua; đồng thời, báo cáo một số mục tiêu Việt Nam tập trung trong thời gian tới như: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu GDP đạt 6,5-7%, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác 2 nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nội dung quan tâm là kiện toàn Ủy ban Liên Chính phủ, hợp tác song phương để cơ chế này đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời, đối với hợp tác đầu tư, Bộ trưởng đề nghị Cục Khuyến khích đầu tư Lào và Cục Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa hai nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ký hợp đồng thăm dò khai thác than tại Lào
22:22' - 27/04/2016
Đại diện Chính phủ CHDCND Lào và ông Phạm Ngọc Long, Giám đốc Công ty TNHH Long Vân của Việt Nam, đã ký kết Hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác than đá tại huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng đường dây sẵn sàng nhận điện từ Lào
22:18' - 12/04/2016
Theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), vào lúc 18h20 ngày 12/4, EVNNPT đã đóng điện thành công dự án đường dây 220kV Xekaman 1 (Hatxan)-Pleiku 2 (phần trên lãnh thổ Việt Nam).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Lào cần có những chích sách mới thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước
15:40' - 27/03/2016
Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào là 4,9 tỷ USD. Lào đứng thứ nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư tại Lào
17:27' - 22/03/2016
Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào lần này sẽ dành thời gian để tập trung vào nội dung hợp tác đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, phía Lào ưu tiên thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách
18:50' - 30/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
17:57' - 30/04/2025
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi khắc trong lòng tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
16:45' - 30/04/2025
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56' - 30/04/2025
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25' - 30/04/2025
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25' - 30/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24' - 30/04/2025
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.