Toàn cảnh thị trường trong 24 giờ đầu nhiệm kỳ của ông Trump
Các nhà đầu tư đang nỗ lực dự đoán những biến động trong bốn năm tới dưới thời ông Trump. Sự trở lại này được đánh giá là sẽ mang đến một giai đoạn “khó đoán”, theo nhận định của ông Russel Matthews, quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại RBC BlueBay Asset Management.
* Thị trường tiền tệ
Ngay trong 24 giờ đầu tiên tại nhiệm, ông Trump đã "điểm danh" Canada và Mexico là mục tiêu tiềm năng cho các chính sách thuế quan mới. Động thái này ngay lập tức gây áp lực lên đồng nội tệ của hai quốc gia láng giềng, khiến chúng giảm mạnh sau bài phát biểu nhậm chức của ông Trump.Theo bà Becky Qin, quản lý tài sản tại Fidelity International, việc đầu tư vào đồng peso Mexico hay các đồng tiền khác của những thị trường mới nổi dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan là quá mạo hiểm trong bối cảnh bất ổn chính sách cao và sự phụ thuộc lớn vào đồng USD.
Đồng USD hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong 5 năm so với đồng CAD của Canada, vốn cũng đang chịu áp lực từ tình hình kinh tế yếu kém trong nước và dự đoán về việc cắt giảm lãi suất. Thị trường cũng đang đặt cược vào việc Trung Quốc sẽ không để đồng nội tệ suy yếu để đối phó với các chính sách thuế quan từ Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn dự báo đồng NDT sẽ giảm từ 5-6% vào cuối năm nay. Trong khi đó, đồng euro và bảng Anh đã tăng hơn 1% trong ngày đầu tại vị của ông Trump, mức tăng mạnh nhất trong một ngày kể từ cuối tháng 11/2024 so với đồng USD. Nguyên nhân là do quyết định chưa áp đặt thuế quan ngay lập tức của ông Trump. Tuy nhiên, đà tăng này nhanh chóng bị đảo ngược trong phiên 21/1, cho thấy sự lạc quan của thị trường chỉ là nhất thời. Theo chiến lược gia tiền tệ Francesco Pesole của ING, nếu ông Trump không nhắc đến châu Âu trong các bình luận về thuế quan trong những ngày tới, đồng euro có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, ông Pesole cũng lưu ý rằng tình hình có thể thay đổi chóng mặt, như trường hợp của Canada và Mexico, và đồng euro vẫn chưa thực sự hấp dẫn do những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản.ABN AMRO đã hạ dự báo tỷ giá đồng euro ở thời điểm cuối năm từ mức 1 USD đổi 1 euro trước đó xuống còn 0,98 USD đổi 1 euro, tương đương mức giảm 5% so với hiện tại.
* Chứng khoán châu Âu
Năm 2024, chứng khoán châu Âu ghi nhận hiệu suất tệ nhất lịch sử so với Phố Wall. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng hơn 3% trong tháng Một, khi giới đầu tư cho rằng sự bi quan về tăng trưởng kinh tế và thuế quan của Mỹ đã đi quá xa. Bà Amelie Derambure, quản lý tài sản tại Amundi, cho biết tập đoàn đã nâng đánh giá về cổ phiếu châu Âu từ mức tiêu cực lên trung lập, dựa trên mức định giá và sự ưa chuộng đối với các cổ phiếu ngân hàng châu Âu do chúng ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan.Bất chấp rủi ro từ chính sách của Mỹ, các nhà kinh tế của Citi dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) sẽ đạt 1% trong năm nay, tăng so với mức 0,8% của năm 2024, do khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất, từ đó thúc đẩy đầu tư kinh doanh và chi tiêu tiêu dùng.
Tuy nhiên, các cổ phiếu châu Âu nhạy cảm với chính sách thương mại của Mỹ đã chịu ảnh hưởng tiêu cực trong phiên 21/1, với cổ phiếu của các hãng sản xuất ô tô như Stellantis, Volkswagen và BMW đều giảm.
* Thị trường dầu
Ông Trump cam kết sẽ tăng sản lượng dầu khí của Mỹ, lấp đầy kho dự trữ chiến lược và đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng trên toàn cầu. Giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ đã có phản ứng tương ứng với tuyên bố này. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ đã giảm gần 5% trong ba phiên giao dịch gần nhất, trong khi dầu Brent Biển Bắc giảm nhẹ hơn.
Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 12% tổng cung toàn cầu. Đồng thời, Mỹ cũng là một nhà xuất khẩu lớn với khoảng 4 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, muốn bỏ chính sách cắt giảm nguồn cung tự nguyện, nhưng vẫn lo ngại về nhu cầu toàn cầu yếu. Kế hoạch áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Canada của ông Trump cũng có thể gây khó khăn cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ, vốn phụ thuộc vào nguồn cung khoảng 20% từ nước láng giềng này.* Thị trường tiền điện tử
Thị trường tiền điện tử đã tăng mạnh sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11/2024, với hy vọng về một môi trường pháp lý thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc ông Trump không đề cập đến tiền điện tử trong bộ chính sách đầu tiên sau khi nhậm chức đã khiến thị trường này chịu ảnh hưởng tiêu cực. Trong phiên 21/1, bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, có thời điểm tăng 3% lên 106.070 USD, thấp hơn so với mức kỷ lục 109.071 USD đạt được vài giờ trước lễ nhậm chức đầu tuần này.Đồng tiền điện tử do ông Trump phát hành tuần trước đã tăng vọt từ mức dưới 10 USD lên 74,59 USD trước khi giảm xuống 39,22 USD trong phiên đầu tuần, theo dữ liệu từ CoinGecko.
Việc ông Trump không đề cập đến tiền điện tử trong bài phát biểu nhậm chức đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Tuy nhiên, việc ông bổ nhiệm những nhân vật có lập trường thân thiện với tiền điện tử như ông Mark Uyeda và ông Paul Atkins vào Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) được xem là một tín hiệu tích cực.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Sắc lệnh của ông Trump khiến TikTok rơi vào tình trạng pháp lý lấp lửng
14:20' - 22/01/2025
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm khôi phục quyền truy cập vào TikTok đã tạo ra hàng loạt câu hỏi pháp lý mới cho nền tảng video ngắn này.
-
Tài chính
Chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tác động hạn chế đến vùng Vịnh
10:41' - 22/01/2025
Giới phân tích nhận định các biện pháp thuế quan được tân Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mới đây sẽ có tác động hạn chế đối với khu vực vùng Vịnh.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu khả năng áp thuế hàng hóa Trung Quốc từ 1/2
07:55' - 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đồng thời cảnh báo khả năng áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất từ ngày 1/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.