Tối ưu hóa logistics cho doanh nghiệp xuất khẩu sang khu vực Âu-Mỹ
Hơn nữa, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực lên ngành logistics toàn cầu, gây ùn tắc trên các tuyến vận tải container. Tình trạng thiếu container rỗng tiếp nối từ năm 2020 và đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu Việt Nam khi rủi ro dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn tại nhiều nơi trên thế giới.
Khu vực châu Âu, châu Mỹ là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên việc ùn tắc trên các tuyến vận tải container, nhất là tại các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu – châu Mỹ, cũng như tình trạng thiếu container rỗng diện rộng tiếp nối từ năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này. “Chi phí dịch vụ, nút thắt cơ sở hạ tầng, kho bãi… đang là thách thức của ngành logistics hiện nay. Trong khi đó, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khu vực Âu – Mỹ. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp thiết thực, kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Từ đó, giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà khu vực thị trường châu Âu – châu Mỹ mang lại”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh. Thông tin thêm về tình trạng tắc nghẽn qua kênh vận tải sang Hoa Kỳ, ông Bùi Huy Sơn – Tham tán công sứ, thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, tắc nghẽn ở Hoa Kỳ đã tác động trực tiếp đến chi phí và khiến doanh nghiệp bị động khi tiếp cận thị trường, nhất là với nhóm mặt hàng có tính thời vụ như may mặc, giày dép, nông sản, điện tử, tiêu dùng. Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 24,8 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn và bị động sẽ rơi vào tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi logisitcs. Ngoài ra, nếu quá trình này kéo dài và nghiêm trọng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dần bị mất liên kết với chuỗi vận tải, buộc phải phụ thuộc vào doanh nghiệp khác. Ông Bùi Huy Sơn cũng chỉ ra rằng, việc tắc nghẽn không chỉ dừng lại qua đường hàng hải mà còn lan ra các kênh vận tải khác như đường bộ, đường hàng không. Không những thế, sự gia tăng ngày càng nhiều hoạt động thương mại điện tử, xuất khẩu đơn hàng nhỏ đi rất nhanh, khiến tắc nghẽn sau cảng cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Chia sẻ tại hội thảo, ông Roger Wu- Giám đốc phát triển kinh doanh Cảng Long Beach, California (Hoa Kỳ) cho hay, dịch COVID-19 tạo ra tình huống chưa có tiền lệ cũng như kinh nghiệm xử lý bởi những tắc nghẽn hiện nay là khối lượng rất lớn đến từ khu vực phía Tây của Hoa Kỳ. Theo phân tích từ năm 2021, tăng trưởng nghẽn này tăng 6% và khu vực cảng này xử lý hơn hơn một chục triệu TEU, số xử lý là 9,5 triệu TEU. Đặc biệt, các chuyến hàng hóa đã được dịch chuyển từ đường hàng không và các biện pháp phong tỏa của Chính phủ trong thời gian qua cũng làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn. Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp họi Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã bày tỏ những lo ngại về chi phí, giá cước vận tải logistics gia tăng khiến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó trong xuất khẩu. Hơn nữa, cuối năm thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao ở các thị trường Âu – Mỹ. Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, nếu như trước tháng 11/2020 hầu hết đi trong 2 khu vực Âu, Mỹ cao nhất là 3.000 USD/container thì hiện nay Bờ Đông (Hoa Kỳ) là 17.000 USD/container, Bờ Tây (Hoa Kỳ) từ 13.000 -14.000 USD/container, châu Âu là từ 12.000-14.000 USD/container tùy cảng chính, cảng phụ, đi Trung Đông trước đây không đến 1.500 USD/container thì hiện nay từ 10.000 -11.000 USD/container. Việc này đã tạo áp lực lớn với doanh nghiệp khi đưa hàng hóa đến khách hàng theo hợp đồng. Mặt khác, các loại phí khác như phí cân bằng container, phí vệ sinh, phí kẹt cảng… cũng là nguyên nhân khiến phí cước tăng và đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn. *Nắm bắt cơ hội Trước thực trạng này, theo ông Nguyễn Hoài Nam, ngoài các giải pháp của Chính phủ, các doanh nghiệp cần chủ động trong sản xuất, cố gắng ký hợp đồng đối tác vận tải lớn, để doanh nghiệp sắp xếp đưa hàng đi. Bởi logistics hoàn toàn tạo nên điểm mạnh cho vấn đề cạnh tranh nếu tranh thủ cơ hội và chủ động sản xuất để đưa được hàng đi trong thời điểm này chính là một lợi thế. Ông Hans Kerstens – Phó trưởng tiểu ban vận tải và hậu cần Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhấn mạnh: Hiện nay, các công ty logistics đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để tránh ùn tắc tại các tuyến vận tải, như có tàu biển riêng và có những lợi thế đảm bảo container rỗng đưa hàng đi. Thậm chí, doanh nghiệp còn sử dụng vận chuyển qua đường sắt, không chờ tàu biển. “Vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến châu Âu cần có sự điều chỉnh, không chỉ phụ thuộc vào vận tải đường biển mà đa dạng hóa phương thức vận tải. Từ đó, đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm và dự đoán những vấn đề phát sinh sẽ xảy ra”- ông Hans Kerstens chia sẻ.Trong khi đó, theo ông Rolando E.Alvarez Viera – Phó Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA), nhằm đối mặt tình hình ùn tắc tuyến vận tải đi khu vực châu Âu – châu Mỹ và tình trạng thiếu container rỗng, Chính phủ và khối tư nhân, các đơn vị chuỗi cung ứng, hãng tàu cần tìm ra những giải pháp tối ưu để số hóa, tự động hóa với quy trình logistics quốc gia và xây dựng cơ chế một cửa đối với giao dịch thương mại và kinh doanh.
Theo ông Rolando E.Alvarez Viera, cần có chiến lược gần bờ đối với các nhà đầu tư, tức là các trung tâm phân phối gần bờ. Chẳng hạn, nếu bán một sản phẩm sang Bắc Âu nên đặt trung tâm phân phối gần Đức, hoặc cảng Rotterdam (Hà Lan) hoặc bán hàng sang châu Âu hoặc Nam Âu thì đặt ở Tây Ban Nha, Bắc Phi; bán hàng sang Nam Mỹ thì Uruguay, Brazil sẽ là nơi đặt trung tâm phân phối này; châu Mỹ sẽ là Panama… Thế nhưng, các trung tâm phân phối này cần đảm bảo tính kết nối logistics tốt nhất giữa các quốc gia; cơ sở hạ tầng logistics hoàn thiện, ổn định, cũng như vị trí địa lý, tính ổn định chính trị của quốc gia đó. Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng: Hiện nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương "thống lĩnh" thị trường logistics toàn cầu, chiếm thị phần đáng kể. Các yếu tố như giao dịch tại thị trường khu vực và quốc tế đang gia tăng, áp dụng dịch vụ logistics thuê ngoài ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, quy mô tăng trưởng còn do hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, nhu cầu logistic lớn và quá trình đô thị hóa. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành logistics, từ các hiệp định thương mại đã ký, chính sách cho ngành logistics đến xu hướng các nước châu Mỹ, châu Âu đang hướng về Việt Nam là điểm đến hấp dẫn về địa chính trị và chất lượng lao động. Vì vậy, nếu Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của thế giới thì không chỉ cảng biển mà cả logistics cũng sẽ rất phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, thói quen của người tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Vì vậy, cần phát triển hệ thống e-logistics để doanh nghiệp Việt Nam kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Hoa Kỳ: Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới
13:14' - 07/12/2021
Hoa Kỳ vẫn duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.