Tối ưu lợi ích từ giảm thuế VAT
Chính phủ đã có quyết định giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2025 với mục đích hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức. Đây là một động thái được kỳ vọng sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực chi tiêu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu được hiệu quả từ việc giảm thuế VAT rất cần sự song hành từ phía doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.Theo các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn về chi phí và duy trì hoạt động. Việc giảm thuế sẽ tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư vào các công nghệ mới.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, việc giảm thuế giá trị gia tăng là một trong những biện pháp quan trọng giúp cho các doanh nghiệp khắc phục được một phần biến động giá hàng nhập khẩu từ bên ngoài, góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, việc giảm thuế có thể sẽ có tác động mạnh mẽ hơn nếu các doanh nghiệp cũng thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc tăng năng lực sản xuất. Bà Trần An Vy, chủ một cơ sở sản xuất hàng may mặc tại Hà Nội cho biết, giảm thuế giá trị gia tăng giúp có thêm nguồn lực để tái đầu tư vào sản xuất, nhưng để việc giảm thuế thực sự hiệu quả cơ sở của bà cần cải thiện năng suất lao động và tìm cách tối ưu hóa các chi phí khác như logistics, nguyên liệu đầu vào.Một trong những tác động rõ ràng nhất của việc giảm thuế giá trị gia tăng là việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ, giúp giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm giá các sản phẩm và dịch vụ. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, dược phẩm, và các dịch vụ y tế, giáo dục có thể trở nên dễ tiếp cận hơn đối với một bộ phận người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp.Chị Nguyễn Thị Thu, một người dân sống tại Hà Nội chia sẻ, việc giảm thuế giá trị gia tăng giúp tiết kiệm được một phần chi tiêu trong gia đình, đặc biệt là với những mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm và đồ dùng gia đình. Đây là một quyết định hợp lý, nhất là trong khi giá cả các mặt hàng vẫn đang tăng cao.Tuy nhiên, theo chị Thu mặc dù thuế giá trị gia tăng giảm, nhưng việc điều chỉnh giá bán hàng có thể không ngay lập tức có hiệu quả, vì một số doanh nghiệp vẫn có xu hướng giữ giá hoặc tăng giá để bù đắp chi phí."Mặc dù thuế giảm, nhưng thực tế không phải lúc nào giá hàng hóa cũng giảm theo, vì các yếu tố khác như chi phí vận chuyển hay nguyên liệu cũng có thể tiếp tục tăng" chị Nguyễn Thị Thu nói.Thực tế cho thấy, khi bắt đầu áp dụng vào năm 2022, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã trở thành công cụ quan trọng hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19. Trong vòng ba năm qua, giá trị khoản hỗ trợ từ chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã đạt đến 123.800 tỷ đồng, cho thấy hiệu quả thiết thực trong việc kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa từ 4,8 triệu tỷ đồng năm 2021 lên thành 6,2 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023. Số tiền thuế giá trị gia tăng được miễn giảm cũng đã giúp hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh.Năm 2025 là năm thứ tư, Quốc hội, Chính phủ quyết định giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nền kinh tế, tăng kích cầu tiêu dùng. Theo Bộ Tài chính, việc gia hạn chính sách giảm giá trị gia tăng đến giữa năm 2025 có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 25.000 tỷ đồng, tương đương 4.175 tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh, từ đó đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước và nền kinh tế.Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam nhận định, hiệu quả rất lớn và thay vì giá bán như cũ, giá bán sẽ được giảm đi 2% và cùng một lượng tiền như thế, người tiêu dùng sẽ mua được nhiều sản phẩm hơn và đương nhiên người sản xuất cũng sẽ bán ra được nhiều sản phẩm hơn.Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện tốt quản lý thu ngân sách nhà nước, mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử; quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế; phấn đấu hoàn thành thu ngân sách nhà năm 2025 ở mức cao nhất.
Trên cơ sở đó, có nguồn lực để triển khai hiệu quả, thực chất các chính sách thu đã ban hành như: giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng... để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- thuế
- vat
Tin liên quan
-
Tài chính
Tổng cục Thuế tăng cường chống gian lận hóa đơn
20:27' - 24/01/2025
Ngày 24/1 Tổng cục Thuế có công văn chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường chống gian lận hóa đơn, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý hóa đơn.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân?
20:39' - 10/01/2025
Tổng cục Thuế khẳng định nội dung trên là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế: Thu đúng, thu đủ thuế với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:38' - 03/11/2024
Tổng cục Thuế cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới là hoạt động mới phát sinh tại Việt Nam, có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh truyền thống.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giới trẻ và những “cạm bẫy” tài chính: Làm hoài không dư, vì đâu nên nỗi?
13:30' - 18/04/2025
Nhiều người trẻ đang đối mặt với áp lực tài chính trong thời đại số: chi tiêu vượt kế hoạch, nợ thẻ tín dụng và làm việc không đạt hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân trở thành kỹ năng sống còn.
-
Tài chính
Thói quen chi tiêu thời số hóa: Người trẻ Việt đang tiêu tiền thế nào?
10:46' - 18/04/2025
Người trẻ ngày nay chi tiêu linh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Từ “chốt đơn” liên tục đến mua trước trả sau, phản ánh chân dung một thế hệ đang nỗ lực kiểm soát túi tiền theo cách riêng.
-
Tài chính
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh tăng gần 20%
07:46' - 18/04/2025
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong quý đầu năm 2025 vẫn đạt 2,412 tỷ USD, tăng 19,6% so với quý liền trước.
-
Tài chính
Rà soát nguồn thu qua phân loại người nộp thuế theo ngành nghề
19:41' - 17/04/2025
Trong tháng 4 và quý II, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát nguồn thu, thông qua việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, địa bàn và nhóm đối tượng để tổ chức thu thuế hiệu quả.
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57' - 17/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56' - 17/04/2025
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.
-
Tài chính
Tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
17:57' - 16/04/2025
Các địa phương chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp tỉnh, cấp xã.
-
Tài chính
Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh
14:51' - 16/04/2025
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.
-
Tài chính
Ngân sách của UNICEF năm 2026 sẽ giảm 20% do mất viện trợ từ Mỹ
14:44' - 16/04/2025
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết dự kiến ngân sách năm 2026 của tổ chức này sẽ giảm ít nhất 20% so với năm 2024 do mất nguồn viện trợ từ Mỹ.