Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw
Hai nhà Lãnh đạo đã nói chuyện thân mật, trao đổi thân tình và bày tỏ những tình cảm chân thành, những ấn tượng sâu sắc về lịch sử, đất nước, con người cũng như quan hệ Việt Nam – Myanmar.
Sau cuộc gặp riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw.
Tổng thống Htin Kyaw nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar; nhấn mạnh chuyến thăm Myanmar lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là dấu mốc lịch sử quan trọng và sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hai nước.
Tổng thống Htin Kyaw chúc mừng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc Đổi mới hơn 30 năm qua; đánh giá cao vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; bày tỏ tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới.
Tổng thống Htin Kyaw cảm ơn sự ủng hộ rất tích cực và hiệu quả của Việt Nam đối với đất nước và nhân dân Myanmar trong quá trình cải cách và xây dựng đất nước thời gian qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm đất nước Myanmar tươi đẹp và giàu lòng mến khách; chân thành cảm ơn Tổng thống Htin Kyaw đã dành cho Tổng Bí thư và Đoàn cấp cao tình cảm nồng hậu và sự đón tiếp trọng thị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất trí cho rằng chuyến thăm lần này là dịp để hai bên trao đổi, thống nhất các định hướng chiến lược, tạo dấu mốc mới, tầm cao mới và động lực mới cho quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tổng thống Htin Kyaw đã dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam; đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu mà Chính phủ Myanmar đạt được trong quá trình hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế; bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Htin Kyaw và chính phủ do đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đứng đầu, Myanmar sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp hòa hợp dân tộc, cải cách kinh tế và xây dựng đất nước.
Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai nước thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Htin Kyaw nhất trí cho rằng Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng, gần gũi, có quan hệ truyền thống hữu nghị và hợp tác tốt đẹp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Aung San gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đang ngày càng đơm hoa kết trái.
Điểm tương đồng của hai dân tộc trong đấu tranh gian khổ để giành độc lập, những năm tháng bị bao vây cấm vận và nỗ lực vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới, giúp cho hai nước luôn chia sẻ và đồng cảm với nhau trong hành trình xây dựng và hợp tác phát triển.
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy kể từ chuyến thăm Myanmar của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vào năm 1997 và đặc biệt là kể từ khi Myanmar bước vào giai đoạn phát triển mới, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Myanmar tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: Quan hệ chính trị, an ninh và quốc phòng không ngừng được củng cố.
Đặc biệt, quan hệ kinh tế-thương mại hai nước phát triển mạnh với kim ngạch thương mại song phương đạt 548,3 triệu USD năm 2016, vượt mục tiêu kim ngạch 500 triệu USD mà hai nước đã đặt ra.
Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Myanmar. Hợp tác trên những lĩnh vực khác tiếp tục được củng cố, tăng cường.
Trên cơ sở mối quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp giữa hai nước, cũng như những bước phát triển mới ở khu vực và thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Htin Kyaw đã nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện” Việt Nam - Myanmar.
Hai bên đã trao đổi và nhất trí về các định hướng, phương hướng lớn nhằm tạo dấu mốc mới, tầm cao mới và động lực mới cho quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ chính trị ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất, tiếp tục củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các ngành và các địa phương; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, trong đó có mở rộng giao lưu giữa thế hệ lãnh đạo trẻ và giữa thanh, thiếu niên hai nước.
Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên nhất trí sớm thiết lập Cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Tổng tham mưu trưởng và cơ chế Nhóm làm việc chung cấp Cục trưởng đối ngoại; tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp quốc phòng, hợp tác đào tạo, quân y; tăng cường trao đổi thông tin, tham vấn, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN mở rộng (ADMM+), khẳng định cam kết không cho phép bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia.
Về hợp tác kinh tế, hai bên cho rằng cần phát huy mạnh mẽ đà phát triển hiện nay; tích cực hỗ trợ nhau tổ chức rộng rãi các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư nhằm tăng giá trị thương mại, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực mang tính cầu nối, mở đường như ngân hàng, tài chính, hàng không, viễn thông, các lĩnh vực thế mạnh có yếu tố bổ sung cho nhau như: Khoáng sản, nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, hàng tiêu dùng.
Tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý kinh tế, đổi mới thể chế và cải cách cơ cấu ở cả ba cấp độ: Chính quyền, học giả và doanh nghiệp.
Về tăng cường kết nối giao thông vận tải và du lịch, hai bên nhất trí tăng cường kết nối cả về hàng không, đường bộ và đường thủy như: Hợp tác xây dựng cảng biển, vận tải biển, đóng tàu, hợp tác vận tải hàng không, trong đó xem xét khả năng liên doanh lập hãng hàng không hai nước và phát triển các tuyến đường bộ kết nối giữa hai nước và trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) và hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), vận tải hành khách và hàng hóa trên các tuyến hành lang kinh tế nối liền hai nước để thúc đẩy quá trình giao lưu thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Myanmar nói riêng và trong khu vực nói chung.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng thống Htin Kyaw và Chính phủ Myanmar đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar thời gian qua; mong muốn Chính phủ Myanmar tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước Myanmar, đồng thời góp phần làm phong phú và tăng cường hiệu quả thực chất cho quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương, chuyển hóa tiềm năng hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước.
Tổng thống Htin Kyaw hoan nghênh và đánh giá cao các nhà đầu tư Việt Nam tăng cường đầu tư vào Myanmar trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi; đồng thời đánh giá cao việc Việt Nam dành 500 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm; khẳng định trong nhiều năm qua, Việt Nam và Myanmar chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng trong các vấn đề an ninh khu vực và thế giới, luôn tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn tiểu khu vực, khu vực và quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên cần tiếp tục phối hợp trao đổi thông tin, quan điểm trong các tổ chức như: Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Tổ chức hợp tác kinh tế 3 dòng sông Ayeyarwady-Chao Phraya-Mê Công (ACMECS) nhằm đẩy mạnh hợp tác sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vì sự phát triển thịnh vượng chung của khu vực cũng như của mỗi nước.
Tổng thống Htin Kyaw khẳng định Myanmar hoàn toàn ủng hộ Việt Nam ứng cử ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Htin Kyaw khẳng định Việt Nam và Myanmar cần phát huy vai trò, tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của ASEAN trong việc duy trì đoàn kết, thống nhất nội khối, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực, hiện thực hóa các mục tiêu của Cộng đồng và góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Tối cùng ngày, tại Phủ Tổng thống, thủ đô Naypyidaw, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar
14:35' - 24/08/2017
Sáng 24/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rời Thủ đô Jakarta, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Indonesia; tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Liên bang Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Luồng gió mới thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Indonesia và Myanmar
10:32' - 22/08/2017
Thống kê cho thấy, kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Indonesia tăng từ 4,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 5,6 tỷ USD trong năm 2016.
-
Chuyển động DN
Petrolimex muốn chinh phục thị trường Myanmar
17:37' - 12/07/2017
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn HTOO (Myanmar) vừa ký thỏa thuận nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư kinh doanh và phát triển thị trường tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Việt Nam và Myanmar cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh
18:58' - 16/05/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết Việt Nam và Myanmar cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà mỗi nước có thế mạnh để cùng nhau phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Myanmar
21:12' - 15/05/2017
Ngày 15/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật ngài Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch Quốc hội Myanmar đang thăm chính thức tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.