Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế- Xã hội và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Kinh tế - Xã hội trình bày báo cáo về quá trình bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo kinh tế - xã hội) từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay, Báo cáo về một số kịch bản tăng trưởng kinh tế cao năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (đứng đầu là đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính) đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội; đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với các Tiểu ban xây dựng Văn kiện, bảo đảm sự nhất quán các nội dung văn kiện trình Đại hội trên nguyên tắc Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên đề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến việc hiện thực hóa các mục tiêu, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội. Với tầm vóc của Đại hội XIV của Đảng, các dự thảo Văn kiện, trong đó có Báo cáo kinh tế - xã hội phải tiếp tục "nâng tầm" hơn nữa.
Theo đó, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư cho rằng, sau 12 lần chỉnh sửa, Báo cáo đã đạt yêu cầu để trình ra Bộ Chính trị và nhấn mạnh, tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới và quyết tâm thực hiện hai mục tiêu 100 năm (Mục tiêu trước mắt năm 2030 là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành một nước phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao) mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định để rà soát, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo; bảo đảm Báo cáo thực sự như "Chương trình hành động", phải thể hiện tinh thần của cả hệ thống chính trị, phải khởi xướng, phát động được phong trào, khí thế mới trong xây dựng, phát triển đất nước, trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tổng Bí thư nêu rõ, thống nhất quan điểm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo ổn định vĩ mô, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; cần bám sát mục tiêu năm 2030, 2045 để xây dựng kịch bản tăng trưởng từng năm, từng giai đoạn, từng lĩnh vực ở mức cao nhất có thể để nỗ lực phấn đấu thực hiện.Phải đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Mọi chủ trương, chính sách đều phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc và ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu.
Tổng Bí thư yêu cầu, cần phải có nỗ lực lớn, có giải pháp đột phá, đi tắt đón đầu, rút kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển đất nước và các nước phát triển đi trước, lường trước được khó khăn, những biến số không thuận lợi, tận dụng được thời cơ vàng, không để lãng phí cơ hội của giai đoạn hiện nay; xác định được những phương hướng, nhiệm vụ có tính lâu dài, căn bản để tạo nền tảng đạt được mức tăng trưởng cao và duy trì trong dài hạn.Đặc biệt, quan tâm đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế phát triển nói chung, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, coi đây là đột phá quan trọng nhất để khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh; tập trung thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển nhanh các mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị nhà nước…
Đánh giá, các ý kiến của các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội là rất phong phú, mang nhiều giá trị thực tiễn, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Thường trực Tiểu ban và Thường trực Tổ Biên tập nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện, nâng tầm Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội với hàm lượng trí tuệ và tính thực tiễn cao; trên cơ sở đó xây dựng bản tóm tắt Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội với các nội dung cốt lõi, các điểm mới mang tính nổi bật, đột phá đã được thống nhất, trình Bộ Chính trị xem xét, trước khi gửi đại hội đảng bộ cấp cơ sở thảo luận, góp ý, tạo sự quan tâm, hưởng ứng, đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
06:30' - 12/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
13:28' - 25/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp
11:17' - 21/10/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, Quốc hội thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.