Tổng công ty Hàng hải giảm các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 diễn ra ngày 20/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2023. Đáng chú ý, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm nay được VIMC đặt ra có phần giảm cho với kết quả thực hiện năm 2022.
Cụ thể, VIMC đặt ra kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 13.354 tỷ đồng (bằng 87% thực hiện năm 2022) với lợi nhuận hợp nhất đạt 2.330 tỷ đồng (bằng 76% thực hiện năm 2022). Doanh thu công ty mẹ đặt mục tiêu đạt 2.024 tỷ đồng, bằng 84% thực hiện năm 2022.
Theo công bố của VIMC, năm 2022, doanh thu hợp nhất của doanh nghiệp đạt 15.300 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất đạt 3.055 tỷ đồng, bằng 84% cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận công ty mẹ đạt 653 tỷ đồng, bằng 283% cùng kỳ.
Trong đó, lợi nhuận khối cảng biển năm 2022 đạt 1.483 tỷ đồng (bằng 57% so với năm 2021). Lợi nhuận toàn khối vận tải biển năm 2022 đạt 1.823 tỷ đồng (bằng 170% so với năm 2021). Lợi nhuận toàn khối dịch vụ năm 2022 đạt 81 tỷ đồng (bằng 81% so với năm 2021).
Tại đại hội, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC nhận định, thị trường vận tải biển năm 2023 sẽ rất khó khăn. Theo phân tích, lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia làm tăng gánh nặng lên nền kinh tế thế giới. Việc đóng cửa nền kinh tế để phòng ngừa dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu năng lượng hoá thạch như than sụt giảm mạnh.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm hàm lượng khí thải từ hoạt động sản xuất thép và tránh phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh tiêu thụ sản lượng nội địa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu vận chuyển bằng đường biển.
Nguồn cung tàu tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường vận tải tàu hàng rời và tàu container. Thị trường tàu dầu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong năm 2023 như việc áp giá trần đối với dầu của Nga đến từ các quốc gia Phương Tây, tình trạng bất ổn nguồn cung dầu của Nga, sự thay đổi trong chính sách cũng như nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc...Khối cảng biển đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều địa phương và doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đầu tư và xây dựng cảng biển để hoàn thiện và mở rộng hoạt động. Trong khi đó, nguồn hàng có nguy cơ suy giảm sau một năm bùng nổ do nhiều yếu tố (dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, chính sách…).
Ngoài ra, còn các yếu tố khác tác động đến thị trường vận tải biển năm 2023 như những quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) liên quan tới Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra. Công ước mới được đánh giá sẽ tiếp tục tác động tới thị trường vận tải biển trong năm 2023 trong bối cảnh phần lớn đội tàu toàn cầu hiện chưa đáp ứng được nhu cầu mới về hàm lượng khí thải.
Sự thay đổi với chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, các thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là những rủi ro lớn với giá cước tàu hàng khô và container. Mặt khác, sản lượng than sản xuất trong nước tăng mạnh của Trung Quốc và nhu cầu container giảm nhanh do suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn tác động lớn tới giá cước trong trung và dài hạn.
Đặc biệt, biến động mạnh về giá dầu trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn như hiện nay sẽ làm tăng chi phí hoạt động khai thác tàu, sẽ tác động mạnh mẽ tới doanh thu và lợi nhuận trong năm 2023.
Từ những lý do trên, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết trong kế hoạch trong năm 2023, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả bền vững, ưu tiên với các dự án trọng điểm như đảm bảo tiến độ bến 3, 4 Lạch Huyện, hoàn thành tiến độ các thủ tục cho dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), phát triển đội tàu container...
Đối với hoạt động vận tải, doanh nghiệp đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới khách hàng. Đồng thời, tập trung tái cấu trúc các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, logistics...
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định thời gian tới, nền kinh tế tiếp tục chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, tình hình kinh tế phức tạp gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sản xuất.Do đó, ông Nguyễn Ngọc Cảnh đề nghị VIMC cần nâng cao các dự báo biến động về kinh tế vĩ mô để xây dựng chỉ tiêu sát hơn so với thực tiễn, bù đắp những sự sụt giảm bằng các chương trình cụ thể như giảm chi phí, tăng thị phần. Doanh nghiệp cũng cần tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp và nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp thiết nạo vét luồng Cửa Lò (Nghệ An)
11:38' - 14/02/2023
Cấp thiết nạo vét luồng Cửa Lò (Nghệ An) bởi tình trạng sa bồi, độ sâu luồng chưa đủ để cảng biển hoạt động hết công suất.
-
Doanh nghiệp
VIMC tiến tới làm chủ công nghệ số
09:00' - 25/01/2023
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, VIMC sẽ tập trung xây dựng hệ thống tổng hợp và khai thác dữ liệu lớn, đồng thời xây dựng nguồn lực công nghệ thông tin theo hướng tập trung và chuyên môn hóa.
-
Chuyển động DN
VOSA khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics
08:38' - 20/01/2023
VOSA hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics tại Việt Nam, với hệ thống đại lý, chi nhánh trên toàn quốc và nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch nước Cuba
17:52'
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Salvador Valdes Mesa, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba đang có chuyến thăm Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về đàm phán thương mại
17:09'
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
17:07'
Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe hơn 4 km dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát
14:51'
Sáng 29/4, TP. Hồ Chí Minh đã thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, qua đó phấn đấu hoàn thành toàn dự án vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre
14:51'
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tổ chức lễ đóng điện kỹ thuật nhiều công trình trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bến Tre.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: “Đất lành” cho “đại bàng” cất cánh
12:31'
Bối cảnh mới đang đặt ra những thách thức xen lẫn với cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là mảnh “đất lành” hấp dẫn cho nhiều “đại bàng” cất cánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
12:20'
Sáng 29/4, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức lễ động thổ dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài thông báo 7 khung giờ cao điểm ngày 29/4
12:10'
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, các khung giờ cao điểm nhất hiện không vượt quá công suất phục vụ của cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài triển khai VNeID toàn bộ tại nhà ga T1
12:00'
Phần mềm VNeID được lắp đặt, vận hành tại 5 cửa kiểm tra an ninh và 15 cửa ra tàu bay tại Nhà ga hành khách T1.