Tổng cục Thống kê: Năm 2020, được coi là thành công trong kiểm soát lạm phát
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, năm 2020 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,10% so với tháng trước, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. CPI quý IV/2020 tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân năm 2020, CPI tăng 3,23% so với năm 2019; trong đó: CPI khu vực thành thị tăng 2,91%, khu vực nông thôn tăng 3,53% so với năm 2019. Lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019.
Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2020, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực bình quân năm 2020 tăng 4,51% so với năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 0,17%. Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.
Cùng với đó, giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần làm cho CPI tăng 2,61% chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI chung tăng 1,94%.
Theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%; mỡ lợn tăng 58,99% so với năm trước. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,...làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng.
Hơn nữa, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm trước;
Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2020 như giá xăng dầu, giá gas trong nước giảm mạnh theo giá thế giới là yếu tố chính làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020.
Giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2020 giảm 23,03% so với năm trước tác động làm CPI chung giảm 0,83%; Giá gas bình quân năm 2020 giảm 0,95% so với năm trước; Giá dầu hỏa bình quân năm 2020 giảm 31,21% so với năm trước;
Cùng với đó, nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần 1 và lần 2 nên bình quân năm 2020 giá du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước;
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm, bình quân năm 2020 so với năm trước, giá vé máy bay giảm 34,7%; giá vé tàu hỏa giảm 2,12%;
Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19. Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng với thời gian là từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Theo đó, giá điện tháng 5 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/4/2020) và tháng 6 năm 2020 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 01/5/2020 đến ngày 31/5/2020) giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019.
Bình quân năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục tăng. Lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 0,99% trong tháng 12/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 11/2020, CPI của cả nước giảm 0,01%
11:18' - 29/11/2020
Giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm trong mùa mưa là những yếu tố làm cho chỉ số CPI tháng 11 giảm 0,01% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 10, CPI Tp.Hồ Chí Minh tăng 0,65%
16:20' - 29/10/2020
Chiều 29/10, Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 tăng 0,65% so với tháng trước.
-
Thời sự
CPI cả nước tháng 10 tăng 0,09%
10:24' - 29/10/2020
Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI tăng 3,71% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 3,29%, khu vực nông thôn tăng 4,13% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI cả nước tăng 3,85% trong 9 tháng
10:35' - 29/09/2020
Bình quân 9 tháng năm 2020, CPI tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân 9 tháng cao nhất trong 5 năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Quảng Bình cần tạo đột phá trong thu hút đầu tư
18:52'
Theo Phó Thủ tướng, để đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Quảng Bình cần tập trung cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, trọng tâm là tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch
14:12'
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTG Về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt Hội đồng thẩm định).
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả nhiệm kỳ khóa XII tạo động lực đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới
11:44'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại các dự án chống ngập tại Tp. Hồ Chí Minh
11:27'
Tính từ năm 2016 đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã đầu tư và giao cho các quận, huyện thực hiện tổng cộng 633 hạng mục công trình với tổng chiều dài trên 230 km, kinh phí ước khoảng 5.300 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 15, khóa XII: Hoàn tất việc chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng
10:50'
Sáng 17/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương đã họp phiên bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kết thúc Hội nghị sớm hơn 1,5 ngày so với kế hoạch ban đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba mũi giáp công để tạo sự bứt phá kinh tế trong năm 2021
07:59'
Như lệ thường, khi bước sang năm mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị quyết 01/2021 và Nghị quyết 02/2021 về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ không áp thuế hay trừng phạt với hàng xuất khẩu của Việt Nam
19:35' - 16/01/2021
Theo Bộ Công Thương, kết luận ngày 15/1 của USTR hoàn toàn không đề cập hoặc đề xuất việc Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện lực Quảng Ninh chủ động đảm bảo các yêu cầu về điện
18:08' - 16/01/2021
Không nằm ngoài tác động của đại dịch COVID-19 và suy giảm kinh tế, đặc biệt đối với một tỉnh có thế mạnh về du lịch, Quảng Ninh là một trong những tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng nặng trong năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định về đăng ký kinh doanh tác động lớn đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp
17:13' - 16/01/2021
Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Anh Tuấn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.