Tổng Giám đốc IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu "không chắc chắn"
Ngày 16/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng lạm phát, đồng thời cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu "đặc biệt không chắc chắn" có thể trở nên tồi tệ hơn nếu giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 (FMCBG) diễn ra trong hai ngày 15-16/7 tại Indonesia, bà Georgieva nhận định cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn dự báo.
Tình trạng gián đoạn do đại dịch COVID-19 và những khó khăn trong chuỗi cung ứng tiếp tục đặt gánh nặng lên hoạt động kinh tế. Theo đó, bà Georgieva kêu gọi các quốc gia phải làm mọi thứ có thể trong khả năng của họ để kiểm soát lạm phát.
Bà Georgieva cho rằng áp lực đang gia tăng đối với các nước đang phải gánh nhiều khoản nợ và tình hình nợ đang "xấu đi nhanh chóng", do đó đây là thời điểm cần đến các cơ chế giải quyết nợ.
Theo bà Georgieva, hơn 30% nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, cùng 60% quốc gia thu nhập thấp, đang ở trong hoặc gần mức nguy cơ không thể trả nợ.
Bà cho biết thêm những cam kết bổ sung cho Quỹ giảm nghèo và tăng trưởng bền vững (PRGT) của IMF - chương trình cho vay ưu đãi dành cho các nước nghèo, sẽ sớm được đưa ra. Hiện các nước thành viên G20 đã cam kết gần 10,5 tỷ USD cho quỹ PRGT, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva sau sự kiện này đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế tại nhiều nước vốn đã chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 tại Italy cũng đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng lạm phát hàng tháng cao nhất trong 36 năm qua.
Lạm phát của Pháp trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991 khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, tại Đức, lạm phát đã tăng lên 7,9% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1990 và cũng vượt xa mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương châu Âu.
Trong khi đó, lạm phát tại Mỹ, một trong những nền kinh tế đầu tàu thế giới, cũng tăng mạnh với chỉ số lạm phát lĩnh vực bán buôn trong tháng 6 đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Indonesia cảnh báo khoảng 60% số nước kém phát triển có nguy cơ vỡ nợ
06:38' - 16/07/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani cảnh báo khoảng 60% số quốc gia kém phát triển nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hối thúc tăng cường nguồn cung dầu và tìm giải pháp thay thế dầu Nga
21:30' - 15/07/2022
Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Mathias Corman cho biết, cách tốt nhất để ổn định giá dầu là thúc đẩy nguồn cung và chuẩn bị các lựa chọn thay thế dầu của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trong 30 năm tới
15:17' - 28/03/2025
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 27/3 cho biết tăng trưởng dân số yếu và chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung chậm hơn trong 30 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể giảm thuế nếu Trung Quốc đồng ý thỏa thuận bán TikTok
08:07' - 27/03/2025
Ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể giảm thuế đối với Trung Quốc để có được sự chấp thuận của Bắc Kinh cho việc bán nền tảng truyền thông xã hội phổ biến TikTok.
-
Ý kiến và Bình luận
Trang tin rnz.co.nz: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
16:28' - 26/03/2025
Sáng 26/3, trang tin rnz.co.nz của New Zealand đăng bài viết nhận định Việt Nam hiện được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga khẳng định hướng đi đúng của Nghị quyết 57
16:22' - 26/03/2025
Tiến sĩ Grigory Trubnikov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, Giám đốc Viện Dubna đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga về Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Trí thức người Việt ở nước ngoài đánh giá thế nào về Nghị quyết 57-NQ/TW?
11:20' - 26/03/2025
Các trí thức người Việt ở nước ngoài đã nhìn nhận như thế nào về Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia?
-
Ý kiến và Bình luận
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp
08:47' - 26/03/2025
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng do thuế quan của Mỹ đối với EU
08:07' - 24/03/2025
Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, Mỹ rất có thể sẽ áp thuế đối với EU trong những tuần tới và điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất tới 80.000 việc làm tại Ireland trong trung hạn.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Australia cảnh báo "cú sốc địa chấn" từ chính sách của Mỹ
07:00' - 24/03/2025
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Australia, ông Jim Chalmers cảnh báo rằng các chính sách mới của chính quyền Mỹ sẽ gây ra "cú sốc địa chấn" đối với nền kinh tế toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc cam kết mở cửa hợp tác quốc tế
22:05' - 23/03/2025
Ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) cam kết tiếp tục mở cửa và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng trên toàn cầu.