Tổng giám đốc WHO cảnh báo về việc từ bỏ kiểm soát dịch COVID-19
Trong tuyên bố ngày 26/10, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc từ bỏ những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là điều nguy hiểm, đồng thời hối thúc các nước không từ bỏ những nỗ lực này.
Trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Tedros thừa nhận sau nhiều tháng ứng phó với dịch COVID-19, hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,1 triệu người, nỗ lực phòng chống dịch bệnh bước vào giai đoạn mệt mỏi, nhưng ông hối thúc các nước không được từ bỏ những nỗ lực.
Theo ông, lãnh đạo các nước cần có hành động nhanh chóng để tiêu diệt virus cũng như ổn định cuộc sống và kế sinh nhai của người dân.
Người đứng đầu WHO đưa ra tuyên bố trên một ngày sau khi Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadow trả lời hãng tin CNN cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện chú trọng công tác giảm nhẹ dịch bệnh, thay vì tiêu diệt virus SARS-CoV-2 .
Ông Meadow cho biết Mỹ sẽ không kiểm soát dịch bệnh, mà tập trung vào nỗ lực có vaccine, liệu pháp điều trị và các biện pháp giảm nhẹ khác.
Ông Tedros bày tỏ sự nhất trí với quan điểm của Mỹ chú trọng công tác giảm nhẹ dịch bệnh, song nhấn mạnh việc giảm nhẹ và kiểm soát dịch bệnh không mâu thuẫn và có thể được thực hiện cùng lúc.
Ông kêu gọi trách nhiệm từ mỗi cá nhân để giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan khẩn cấp của WHO, Micheal Ryan đánh giá châu Âu đang là tâm dịch COVID-19 khi số ca nhập viện điều trị tăng nhanh và đang dần khiến các trung tấm y tế và chăm sóc sức khỏe quá tải.
Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại châu Âu chiếm 46% số ca bệnh và gần 1/3 số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước tại châu lục này đã ban bố lệnh giới nghiêm và quy định một loạt biện pháp hạn chế mới để ứng phó với tình hình dịch bệnh có chiều hướng xấu đi hiện nay.
Theo dự kiến, Bộ trưởng y tế của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến ngày 30/10 để thảo luận về vai trò của khối trong việc củng cố WHO.
Hội nghị trực tuyến sẽ diễn ra trước kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng y tế thế giới dự kiến diễn ra từ ngày 9-14/11.
Các nước thành viên EU cùng với Anh hiện đang là những nhà tài trợ lớn nhất cho WHO./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc hỗ trợ 3 nước châu Á 200 triệu USD để vượt qua khủng hoảng COVID-19
09:12' - 27/10/2020
Theo Phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/10 đã quyết định chi hỗ trợ khẩn cấp 200 triệu USD giúp ba nước châu Á đối phó với đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày thứ 55 Việt Nam không có ca mắc COVĐI-19 ngoài cộng đồng
07:39' - 27/10/2020
Tính từ 18 giờ ngày 26/10 đến 6 giờ ngày 27/10, Việt Nam không có ca mắc COVID-19. Như vậy, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 55 không có ca bệnh ngoài cộng đồng.
-
Công nghệ
Đến nửa đầu năm 2021, Anh mới có vaccine ngừa COVID-19
21:01' - 26/10/2020
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho rằng nước này phải chờ đến nửa đầu năm 2021 mới có sẵn vaccine AZD1222 trên thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hỗ trợ chuyên sâu để lấy niềm tin doanh nghiệp
08:07' - 02/07/2022
6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng 2 con số thuộc trong top đầu cả nước. Hải Phòng đã có nhiều chính sách để phục hồi kinh tế hiệu quả sau tác động của dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyển đổi số là cơ hội phát triển đột phá ngành truyền tải điện
21:36' - 01/07/2022
EVNNPT cũng là đơn vị phải đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số của ngành điện để hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số của EVN vào năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga khẳng định nguồn cung LNG trong dự án Sakhalin 2 không bị ảnh hưởng
20:10' - 01/07/2022
Điện Kremlin ngày 1/7 tuyên bố Nga không có lý do gì để dừng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Sakhalin 2 sau khi thành lập một công ty mới để điều hành dự án này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC đánh giá triển vọng gia nhập EU của Ukraine
17:07' - 01/07/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, cho biết việc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hiện đã "trong tầm tay" của Ukraine, song cần thời gian và nỗ lực từ phía Kiev.
-
Ý kiến và Bình luận
PAHO kêu gọi ứng phó với tác động lâu dài của các di chứng hậu COVID-19
08:34' - 01/07/2022
Người đứng đầu PAHO cảnh báo với hơn 161 triệu ca mắc COVID-19 ở châu Mỹ trong 2 năm qua, hàng triệu người trong khu vực có nguy cơ sẽ phải đối mặt với các di chứng hậu COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ đối mặt với sức ép tại WTO vì lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
08:10' - 01/07/2022
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mỳ ngày 13/5 để kiểm soát giá nội địa tăng trong bối cảnh lo ngại về sản lượng địa phương bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu .
-
Ý kiến và Bình luận
Sản lượng cây trồng nông nghiệp chủ chốt toàn cầu năm 2050 sẽ giảm khoảng 20%
10:02' - 30/06/2022
Kết quả nghiên cứu cho thấy Nam Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo của khu vực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
10:00' - 30/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ Latinh không ủng hộ kế hoạch của G7 áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga
15:50' - 29/06/2022
Các nước Mỹ Latinh có thể sẽ không ủng hộ sáng kiến của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp mức giá trần đối với dầu mỏ nhập từ Nga.