Tổng sản phẩm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tăng 1,39%
Chiều 29/12, tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020 do Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện và lĩnh vực thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ.
Cùng với đó, chính sách, giải pháp được triển khai để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54/2019/QH14 ngày 24/11/2018, đã tạo động lực cho thành phố phát triển nhanh hơn nữa.
Theo bà Phan Thị Thắng, tình hình kinh tế xã hội thành phố năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đồng thời, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và những mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia càng làm tổn thương hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả kinh tế - xã hội tích cực trong năm 2020.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2020 đạt 1.372.272 tỷ đồng (theo giá hiện hành), còn tính theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng, tăng 1,39% so với cùng kỳ.
Trong mức tăng trưởng chung 1,39% của kinh tế thành phố, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06% và đóng góp 0,01 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,43% và đóng góp 0,11 điểm phần trăm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,17% và đóng góp 1,33 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,51%.
Giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ trọng yếu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chiếm 56,7% trong GRDP và chiếm 90,9% trong khu vực dịch vụ; trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp (15,7%), vận tải kho bãi (9,6%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,2%), tài chính ngân hàng (8,7%). Đây cũng là những ngành là chủ đạo chiếm 39,2% trong GRDP, chiếm 62,9% nội bộ khu vực dịch vụ.
Trong thời gian chống dịch, đa dạng mô hình kinh doanh trực tuyến, đặt hàng qua mạng, dịch vụ giao nhập, hội họp trực tuyến được người tiêu dùng và doanh nghiệp áp dụng đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Thống kê của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng thành phố (kể cả dầu thô) năm 2020 đạt 40.211,9 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tp. Hồ Chí Minh có 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD.
Tiếp theo là nhóm hàng hoá khác đạt 6,9 tỷ USD; dệt may đạt 4,3 tỷ USD; giày dép đạt 2,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng thành phố vẫn là Trung Quốc (đạt 10,5 tỷ USD, chiếm 26,2% tỷ trọng xuất khẩu, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước), Hoa Kỳ (đạt 6,7 tỷ USD, chiếm 16,7%, giảm 0,2%), Nhật Bản (đạt 2,8 tỷ USD, chiếm 7%, giảm 16% so với cùng kỳ)...
Về lĩnh vực nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố nhập qua cảng thành phố ước đạt 43.366,3 triệu USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tp. Hồ Chí Minh có 8 nhóm hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 86,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong đó dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 16,5 tỷ USD (chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước).
Tiếp theo là nhóm hàng hoá khác đạt 9,5 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 4,7 tỷ USD; vải các loại đạt 1,7 tỷ USD; các nhóm hàng còn lại là chất dẻo, sắt thép, sản phẩm hoá chất và điện thoại các loại.
Cán cân thương mại hàng hóa tính chung năm 2020 tiếp tục nhập siêu 3,15 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,56 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 4,41 tỷ USD.
Báo cáo với UBND và sở, ngành thành phố, ông Huỳnh Văn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước tính đạt 1.224.705 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 759.714 tỷ đồng (chiếm 62% tổng mức và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 77.111 tỷ đồng (chiếm 6,3% tổng mức và giảm 33,8%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 7.401 tỷ đồng (chiếm 0,6% và giảm đến 76,7%); doanh thu dịch vụ khác đạt 380.479 tỷ đồng (chiếm 31% và giảm 8%).
Ở lĩnh vực vận tải hành khách năm 2020 ước tính đạt 502.855 nghìn lượt khách, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh trong năm 2020 đạt 1,3 triệu lượt người, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm trước.
Còn khách du lịch nội địa đến thành phố đạt 15 triệu lượt người, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm trước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm quy hoạch, phát triển đô thị
12:43' - 28/12/2020
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, đại diện hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều quan tâm tới vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhỏ và vừa
15:05' - 25/12/2020
Tp. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Nhà nước cho cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 – 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Nhiều tín hiệu lạc quan cho người lao động nhân dịp cuối năm
19:35' - 24/12/2020
Trong những tháng cuối năm, tình hình lao động việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh có nhiều tín hiệu lạc quan hơn; xuất hiện nhiều việc làm mới, công việc của người lao động dần đi vào ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng tăng 10%
10:22'
Trong 4 tháng của năm 2025, sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng đường biển Hải Phòng ước đạt trên 29,3 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dự án khu công nghiệp lớn nhất Lạng Sơn
10:12'
UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp VSIP có ý nghĩa lớn, đóng góp vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.