Tổng thống Hassan Rouhani: Iran không đàm phán song phương với Mỹ
Iran sẽ không bao giờ tiến hành đối thoại song phương với Mỹ, song Washington có thể tham gia các cuộc đàm phán đa phương với các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 nếu nước này dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt được tái áp đặt nhằm vào Tehran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 3/9 đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân ký giữa Tehran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) trên bờ vực đổ vỡ sau khi Washington rút khỏi văn kiện này.
Phát biểu tại một phiên họp mở của Quốc hội Iran được phát sóng trên đài phát thanh quốc gia, Tổng thống Rouhani khẳng định: "Chưa từng có quyết định về việc tiến hành đàm phán với Mỹ và hiện còn rất nhiều đề xuất đối thoại song câu trả lời của chúng tôi sẽ luôn là không".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nếu Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, Washington có thể tham gia các cuộc đàm phán đa phương giữa Tehran và các nước còn lại tham gia ký thỏa thuận hạt nhân 2015 mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Rouhani cảnh báo Iran sẽ tiến hành bước thứ ba trong việc giảm các cam kết hạt nhân vào ngày 5/9 tới nếu các nước châu Âu không thực hiện lời hứa cứu vãn JCPOA.
Ông nêu rõ: "Nếu các nước châu Âu có thể mua hoặc đặt mua trước dầu mỏ của Iran và chúng tôi có thể tiếp cận tiền của mình, điều này sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng và chúng tôi có thể thực thi đầy đủ thỏa thuận...nếu không chúng tôi sẽ tiến hành bước thứ ba".
Iran đã bắt đầu giảm bớt các cam kết về hạt nhân kể từ tháng 5 vừa qua và cảnh báo sẽ triển khai các bước đi tiếp theo vào ngày 5/9 tới với mục đích gia tăng sức ép đối với các nước châu Âu còn lại tham gia JCPOA nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế của Tehran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Giới chức Iran đã nói rằng bước đi tiếp theo sẽ "mạnh hơn" và có thể bao gồm việc làm giàu urani lên mức 20% hoặc tái khởi động các máy ly tâm làm giàu urani.
Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng có "một cơ hội thật sự tốt" khi ông có thể sớm gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani để thảo luận về căng thẳng leo thang, mặc dù nhà lãnh đạo Tehran muốn Washington dỡ bỏ trừng phạt trước khi nhất trí với cuộc hội đàm như vậy.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và ngừng thực hiện chính sách "khủng bố kinh tế" chống lại người dân Iran nếu muốn đàm phán với Tehran.
Căng thẳng Mỹ- Iran tái bùng phát kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA vì cho rằng thỏa thuận chưa chặt chẽ.
Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran cũng tuyên bố điều chỉnh phạm vi tuân thủ các cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga tuyên bố nguyên nhân căng thẳng về JCPOA là do chính sách của Mỹ
11:19' - 12/07/2019
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng xung quanh thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) là do chính sách của Mỹ muốn thay đổi chính quyền tại Iran.
-
Kinh tế Thế giới
EU ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran bằng mọi công cụ
15:04' - 13/05/2019
EU hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran và mong muốn các cường quốc tránh làm leo thang thêm vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Iran sẽ "thu hẹp" các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
08:39' - 09/05/2019
Sự sụp đổ của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) là mối hiểm nguy đối với Iran và cả thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Iran ngừng thực hiện một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
12:49' - 08/05/2019
Iran đã thông báo về quyết định của nước này "ngừng thực hiện một số cam kết" trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ký giữa Tehran vào nhóm các nước này cùng với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.