Tổng Thư ký Lê Lương Minh: ASEAN tiến tới mô hình kiểu mẫu của hợp tác khu vực
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 đã kết thúc tốt đẹp tại thủ đô Manila, Philippines với các sự kiện quan trọng. Tại Hội nghị, các Lãnh đạo đã ký Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và ghi nhận 5 văn kiện (các báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN, Hội đồng Cộng đồng 3 trụ cột và Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN).
Đặc biệt, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 29/4 đã nhất trí khẳng định lại quyết tâm xây dựng ASEAN thành một mô hình kiểu mẫu của hợp tác khu vực dựa trên tình thần hợp tác mở là một ASEAN ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.Nhân dịp này, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN ngay sau khi hội nghị vừa kết thúc vào chiều ngày 29/4. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:PV: Thưa ngài Tổng Thư ký, xin ngài cho biết những kết quả mà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 tại Philippines đã đạt được và ý nghĩa của nó?TTK Lê Lương Minh:Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiếp tục khẳng định lại nỗ lực xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định và tăng cường thúc đẩy hợp tác chính trị, an ninh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng khẳng định lại giá trị và nguyên tắc đã là nhân tố bảo đảm thành công cho ASEAN trong 50 năm hình thành và phát triển, đó là những nguyên tắc tôn trọng về độc lập chủ quyền, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau và hợp tác để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích chung trong bối cảnh đa dạng của ASEAN.
Và trong bối cảnh diễn biến rất phức tạp đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực như là vấn đề căng thẳng bán đảo Triều Tiên hay tình hình phức tạp do những hành động đơn phương cơi nới và quân sự hóa Biển Đông thì các nhà lãnh đạo ASEAN cũng khẳng định lại chủ trương ủng hộ giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp, yêu cầu các bên kiềm chế, không có những hành động gây phức tạp thêm tình hình và tranh chấp đồng thời sớm tiến tới hình thành một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông như là một văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý.Mặt khác, trong bối cảnh ASEAN đang đứng trước những thách thức toàn cầu như là sự trỗi dậy của chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa bảo hộ thì ASEAN khẳng định lại quyết tâm xây dựng ASEAN thành một mô hình kiểu mẫu của hợp tác khu vực dựa trên tình thần hợp tác mở là một ASEAN ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu; cam kết thực hiện có hiệu quả tất cả các kế hoạch hành động trên cả ba trụ cột thuộc Tầm nhìn 2025; tập trung thực hiện các ưu tiên của năm 2017, đó là tiếp tục xây dựng một cộng đồng hướng về người dân, xây dựng một cộng đồng có tăng trưởng bao trùm dựa trên công nghệ và sáng tạo, xây dựng khả năng tự lực tự cường.Đây cũng là những ưu tiên của nước Chủ tịch luân phiên Philippines. Mặt khác, ASEAN cũng cam kết tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập và dân tộc chủ nghĩa.
Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thông qua một tuyên bố về vai trò của nền công vụ trong những nỗ lực hiện thực hóa Tầm nhìn 2025. Hội nghị cũng thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN cho đến năm 2025 và kế hoạch hành động lần thứ 3 triển khai sáng kiến hội nhập ASEAN đã được lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 28, 29 vừa qua.PV: Năm 2017 này ASEAN sẽ chính thức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và phát triển. Vậy xin ngài cho biết những thành công cũng như những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt?TTK Lê Lương Minh: 50 năm qua, thông qua việc thúc đẩy các hiểu biết chung cũng như tăng cường hợp tác thúc đẩy các lợi ích chung cũng như là giải quyết các vấn đề, các mối quan tâm chung và đoàn kết trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chúc khu vực thành công nhất trong quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng.ASEAN ngày nay đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực cũng như đóng vai trò trung tâm tại các thể chế chiến lược của khu vực như là Hội nghị cấp cao Đông Á hay là Diễn đàn khu vực của ASEAN cũng như tại các cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.
Về kinh tế thì các nền kinh tế trong ASEAN đã có sự gắn kết hơn. Là thể chế thống nhất thì ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 và thị trường lớn thứ 3 trên thế giới đồng thời cũng là nền kinh tế hội nhập sâu rộng nhất với hàng chục các hiệp định về thương mại hóa tự do, các hiệp định về đối tác kinh tế toàn diện.Hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn 2025, ASEAN về cơ bản đã hoàn tất các kế hoạch hành động cụ thể và các cơ chế giám sát, theo dõi quá tình thực hiện. Có thể nói trên cơ sở thực hiện thành công các kế hoạch hành động thực hiiện tầm nhìn đến năm 2015 và tiến tới thực hiện Tầm nhìn 2025 thì ASEAN đang đi đúng hướng.
Tuy nhiên, trên cơ sở ASEAN đang xây dưng cộng đồng thành một mô hình hợp tác khu vực dựa trên hợp tác đa phương thì trên thế giới đang có những xu hướng tiêu cực như là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ thì có thể ảnh hưởng tới những nỗ lực của ASEAN trong quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ đối ngoại.Đây là thách thức không nhỏ đối với ASEAN, song đồng thời ASEAN cũng nhìn nhận thấy cơ hội trong tình hình này để đóng vai trò trung tâm, vai trò chủ đạo trong việc duy trì và tăng cường một hệ thống thương mại đa phương, mở, công bằng và dựa trên luật lệ.
PV: Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm đó là vấn đề Biển Đông. Vậy xin ngài cho biết vấn đề này đã được đề cập như thế nào tại Hội nghị cấp cao lần này?TTK Lê Lương Minh: Vấn đề Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng đã được các nhà lãnh đạo ASEAN đề cập tới tại hội nghị lần này, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có những diễ biến khá phức tạp.Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định ASEAN lại chủ trương của ASEAN là giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp, tôn trọng những tiến trình ngoại giao và pháp lý, kêu gọi các bên kiềm chế cũng như thực hiện các nguyên tắc đã được đề ra trong Hiến chương của Liên hợp quốc và các điều khoản của Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận đẩy nhanh quá trình tham vấn về xây dựng COC và hiện nay ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được một bản dự thảo bộ khung COC và dự kiến đến cuộc họp vào tháng Năm thì sẽ chốt lại bộ khung này để có thể trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao thông qua vào tháng Tám năm 2017.Trân trọng cảm ơn ngài!- Từ khóa :
- asean
- tổng thư ký asean
- lê lương minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30
19:31' - 29/04/2017
Chiều 29/4, lãnh đạo 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tham dự phiên họp hẹp trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Vương quốc Thái Lan bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN
18:26' - 29/04/2017
Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng đã bày tỏ hài lòng về sự tiến triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Quốc vương Brunei bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN
14:04' - 29/04/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Quốc vương Brunei nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp và triển khai mạnh mẽ hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30
13:58' - 29/04/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN lần thw 30 tại Philippines.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.