TP.HCM bước vào năm học mới: Khó chồng khó
Có thể nói chưa bao giờ ngành Giáo dục cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng bước vào năm mới với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng với khó khăn trong công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương sẽ bắt đầu năm học mới 2021-2022 với hình thức dạy - học trực tuyến.
Trong tình hình hiện nay, việc dạy và học trực tuyến được xem là giải pháp tối ưu, tuy nhiên cũng đang đặt ra nhiều bài toán cần phải giải quyết trong những ngày tới.
Phóng viên TTXVN có loạt 2 bài viết về vấn đề này. Bài 1: Khó chồng khó Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho năm học mới của thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh việc hàng trăm trường học đang được trưng dụng để thực hiện công tác phòng chống dịch, nhiều giáo viên thuộc diện F0, F1 thì việc tuyển sinh đầu cấp cũng chưa hoàn tất, chưa phân phối sách giáo khoa mới tới học sinh. Ngổn ngang cơ sở vật chất Năm học 2021-2022, dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1,74 triệu học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, tăng thêm 31.000 em so với năm học trước. Trong đó, số học sinh không có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 370.000 em, chiếm khoảng 22% số học sinh toàn thành phố.Học sinh tăng mạnh ở cấp tiểu học, tập trung tại những địa phương đang đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao như thành phố Thủ Đức, các quận Bình Tân, Gò Vấp, 12, hai huyện Bình Chánh và Hóc Môn...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khó khăn với thành phố nhiều năm nay là tình hình tăng dân số cơ học và học sinh ở mức cao, cơ sở vật chất, trường lớp không đáp ứng kịp.Áp lực này đã làm gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn (đặc biệt ở cấp tiểu học), tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày thấp, có những quận chỉ có trên 20% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, các điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều co hẹp.
Trong khi đó, thành phố hiện đang gặp trở ngại về mặt pháp lý trong việc điều chỉnh quy hoạch đất cho giáo dục, công tác cấp phép, thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng tháo gỡ. Do vậy, tỷ lệ trường ngoài công lập có xu hướng giảm, trong 2 năm nay, số trường phổ thông ngoài công lập không tăng, chỉ tăng một số ít cơ sở giáo dục mầm non. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài khiến ngành Giáo dục thành phố gặp khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu. Theo kế hoạch, dự kiến đến tháng 12/2021 thành phố sẽ đưa vào sử dụng 51 dự án với 801 phòng học mới, trong đó có 591 phòng học mới được đưa vào sử dụng ngay từ ngày đầu năm học mới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các công trình xây dựng, sửa chữa trường, lớp mới đều tạm ngưng dẫn đến chậm tiến độ.Mặt khác, hầu hết cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do ảnh hưởng của dịch, nhất là bậc mầm non. Chỉ tính riêng trong năm học 2020-2021, toàn thành phố đã có 120 cơ sở, nhóm trẻ và 27 trường mầm non xin ngừng hoạt động, giải thể.
Thành phố hiện có 249 trường học đang dùng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, tiêm vaccine, thời gian sắp tới chưa thể bàn giao cho ngành Giáo dục để chuẩn bị cho công tác dạy học.Các cơ sở giáo dục khi hoàn thành nhiệm vụ chống dịch, bàn giao lại cho ngành Giáo dục thì cần ít nhất hai tuần để sửa chữa, cải tạo cho phù hợp. Điều này tạo áp lực lớn về cơ sở vật chất, trường lớp khi thành phố tổ chức năm học mới.
Tăng cường phân phối sách giáo khoa Trong tình hình thực hiện giãn cách xã hội, việc phân phối sách giáo khoa ở thành phố cũng gặp khó khăn. Đến nay, nhiều học sinh chưa có sách giáo khoa, dù đã đăng ký mua tại trường hoặc đặt hàng trực tuyến.Có con năm nay lên lớp 2, chị Nguyễn Thị Dịu (thành phố Thủ Đức) cho biết, chị đã đăng ký mua sách giáo khoa cho con ở trường nhưng đến nay chưa được thông báo nhận sách, trong khi năm học mới đã cận kề.
Cô giáo của con thông báo và gửi đường link sách điện tử để phụ huynh, học sinh tiếp cận nếu chưa có sách. Còn chị Thanh Nhàn (Quận 3) cho biết, chị đã tìm hiểu đặt hàng trực tuyến ở một số hệ thống nhà sách nhưng thời gian hẹn giao hàng khá lâu.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều trường đã linh hoạt trong việc hỗ trợ phụ huynh mua sách giáo khoa. Chị Nguyễn Thị Phương (thành phố Thủ Đức) cho biết, con chị năm nay học lớp 2.
Nhà trường vừa thông báo sẽ giao sách đến tận nhà trong tháng 8 đối với những phụ huynh đã đăng ký mua sách tại trường trước đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong tình hình giãn cách hiện nay, vừa không phải ra khỏi nhà vừa đảm bảo có sách giáo khoa cho con trước năm học mới.
Về công tác phân phối sách giáo khoa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện có hơn 95% sách giáo khoa từ lớp 3 đến lớp 12 đã được chuyển đến trường. Chỉ có sách giáo khoa dành cho lớp 1 và lớp 2 gặp khó khăn trong việc phân phối.Do trước đó các lớp 2, lớp 6 phải mất thêm thời gian chọn sách giáo khoa mới, còn lớp 1 thì được chọn lại sách nên việc bố trí, phân phối sách giáo khoa gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết, hiện sách giáo khoa chưa nằm trong danh sách hàng hóa thiết yếu, do đó, Sở đề xuất các cơ quan chức năng tạo điều kiện để sách giáo khoa được vận chuyển tới trường. Hiện ngành Giáo dục thành phố cũng xây dựng kế hoạch hướng dẫn phụ huynh học sinh đăng ký mua sách giáo khoa, các Phòng Giáo dục và Đào tạo đăng ký với địa phương về thời gian, cách thức để phụ huynh đến trường nhận sách. Đảm bảo học sinh có sách giáo khoa trước ngày khi bắt đầu năm học, hiện bản điện tử sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12 đều đã được đăng tải trên website của Sở và các trường, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo trước. Năm học 2021-2022, các lớp 1, lớp 2, lớp 6 sẽ thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới, theo lộ trình. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết, đến nay, 100% giáo viên dạy các lớp này đã được tập huấn dạy sách giáo khoa mới, thông qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, thành phố lại đối mặt với khó khăn do thiếu đội ngũ giáo viên cho năm học mới. Hiện thành phố có 1.960 giáo viên diện F0, F1; trong khi đó, việc tuyển giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học năm học mới cũng gặp khó khăn do dịch COVID-19.Để chuẩn bị cho năm học mới, Sở Giáo dục vào Đào tạo cần tuyển gần 388 giáo viên và 49 nhân viên cho các trường trung học phổ thông, đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Còn ở khối các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, cần tuyển hơn 5.500 giáo viên, nhân viên trong các trường từ mầm non cho đến trung học cơ sở.
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng không thể hoàn thành trong tháng 8 để kịp cho năm học mới, nhiều địa phương dự kiến đến giữa tháng 10 mới có thể hoàn thành./.
(còn nữa)
>>Bài 2: Chuyển đổi hình thức dạy và học phù hợp>>Năm học mới sẽ khai giảng vào ngày nào?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách đánh giá đối với học sinh trung học
16:00' - 20/08/2021
Với đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương: Không thu phí học kỳ 1 năm học 2021-2022 với học sinh hệ công lập
16:22' - 19/08/2021
Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục tỉnh Bình Dương thống nhất không thu phí học kỳ I đối với học sinh hệ công lập.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật lịch khai giảng năm học mới của các địa phương trên cả nước
15:33' - 19/08/2021
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương trên cả nước đã thay đổi thời gian cũng như hình thức khai giảng năm học mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề nghị các địa phương tiếp nhận học sinh từ vùng dịch về quê học tập
07:49' - 18/08/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh các cấp học ở Hà Nội sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày nào?
20:42' - 16/08/2021
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3952/QĐ-UBND về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều trường đại học bổ sung phương thức xét tuyển học sinh diện đặc cách
18:41' - 12/08/2021
Nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều trường đại học đã bổ sung phương thức xét tuyển, dành thêm chỉ tiêu cho diện xét đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cúng Giao thừa thế nào để đón năm mới Ất Tỵ 2025 tài lộc may mắn?
18:50' - 23/01/2025
Lễ cúng Giao thừa năm 2025 được tiến hành vào đúng Giao thừa (sau 23 giờ ngày 29 Âm lịch). Tuy nhiên gia chủ cần lưu ý những nội dung quan trọng gì để nghinh đón năm mới Ất Tỵ 2025 tài lộc may mắn?
-
Đời sống
Những chương trình không thể bỏ lỡ trên VTV dịp Tết Nguyên đán 2025
11:12' - 23/01/2025
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc phục vụ khán giả.
-
Đời sống
Những chuyến xe nghĩa tình
10:26' - 23/01/2025
Chương trình "Chuyến xe Mùa xuân" năm nay khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Trung và cuối cùng đến Thanh Hóa.
-
Đời sống
Đậm đà bản sắc Việt tại Italy
09:13' - 23/01/2025
Tối 21/1 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức chương trình Tết Cộng đồng 2025 để chào đón Xuân Ất Tỵ, với điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật “Xuân quê hương”.
-
Đời sống
Bão tuyết làm "tê liệt" miền Nam nước Mỹ
09:13' - 23/01/2025
Tính đến sáng 22/1 theo giờ địa phương, cơn bão tuyết Enzo đã gây lượng tuyết kỷ lục cùng giá lạnh tại các khu vực thường có thời tiết ôn hòa dọc Bờ Vịnh Mexico, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.
-
Đời sống
Bình Dương tổ chức chuyến tàu công đoàn cho công nhân, lao động về quê
09:11' - 23/01/2025
Ngày 22/1 (nhằm 23 tháng Chạp), tại thành phố Dĩ An, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức buổi lễ tiễn gần 200 công nhân, lao động về quê trên “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025”.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/1
05:00' - 23/01/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
10:58' - 22/01/2025
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
Đời sống
Sắm Tết kiểu mới tại Siêu hội chợ Xuân lớn nhất Việt Nam
10:19' - 22/01/2025
Trong dòng người đổ về Ocean City tham gia Lễ hội Ánh sáng phương Đông, có không ít các gia đình mang theo mục đích chính là mua sắm Tết.