TP.HCM đề xuất thu phí sử dụng kết cấu cảng biển và duy tu luồng hàng hải
Triển khai các giải pháp đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách; trong đó có việc thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, dự án liên quan đến cảng biển, luồng hàng hải, UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nạo vét, duy tu luồng hàng hải Soài Rạp nhằm duy trì cao độ đáy luồng -9m cho giai đoạn 2021- 2025 theo 2 phương án.
Cụ thể, theo phương án 1, UBND Thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp và bố trí nguồn kinh phí 227 tỷ đồng/năm để thực hiện. Phương án 2 sẽ do UBND Thành phố chịu trách nhiệm tiếp tục nạo vét, duy tu như đã được giao thực hiện thí điểm.Nếu phương án này được thông qua, UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao UBND Thành phố xây dựng quy trình để thực hiện duy tu, nạo vét luồng Soài Rạp đi qua địa phận Tp. Hồ Chí Minh, Long An và Tiền Giang.
Trước đó vào tháng 8/2017 Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho UBND Tp. Hồ Chí Minh thí điểm thu phí đảm bảo hàng hải luồng Soài Rạp và sử dụng toàn bộ kinh phí này để duy tu, nạo vét. Trong năm 2019 và 2020, Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước nguồn phí 65 tỷ đồng cho Tp. Hồ Chí Minh thực hiện nạo vét, duy tu Soài Rạp. Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, cơ chế thí điểm giúp Thành phố tiếp nhận nguồn thu phí đảm bảo hàng hải và chủ động bố trí ngân sách Thành phố bổ sung để duy tu, nạo vét luồng Soài Rạp nhằm duy trì cao độ đáy luồng -9m, đảm bảo cho tàu 30.000 DWT đầy tải và 50.000 DWT giảm tải lưu thông an toàn trên luồng Soài Rạp.Đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các khoản thu cho các doanh nghiệp dịch vụ công ích, dịch vụ hàng hải trong khu vực thông qua việc thu các khoản thuế, phí hoạt động cảng biển…
Tuy nhiên, hiện nay phí đảm bảo hàng hải luồng Soài Rạp không đủ để thực hiện duy tu, ngân sách Thành phố phải bù thêm một khoản khá lớn. Dự toán để duy tu, nạo vét toàn tuyến luồng Soài Rạp có cao trình đáy luồng -9m cần tới hơn 400 tỷ đồng.Số thu phí đảm bảo hàng hải luồng Soài Rạp thực sử dụng để duy tu, nạo vét chỉ có gần 43 tỷ đồng trong năm 2019 và gần 23 tỷ đồng trong năm 2020. Như vậy ngân sách Thành phố sẽ bù thêm một khoản hơn 335 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề thu phí, thực hiện chỉ đạo của UBND Tp. Hồ Chí Minh, vừa qua Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã hoàn tất xây dựng đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố. Theo đề án, đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển Tp. Hồ Chí Minh.Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá gửi kho ngoại quan mở tờ khai tại hải quan ngoài cửa khẩu tại các tỉnh, thành phố khác nhưng làm thủ tục chuyển cửa khẩu và thực hiện niêm phong hải quan tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh.
Dự kiến mỗi năm Tp. Hồ Chí Minh sẽ thu được khoảng 3.200 tỷ đồng; trong đó, đề xuất trích lại tối đa 5% đồng thời giao UBND Thành phố quyết định tỷ lệ cụ thể cho từng đơn vị có liên quan.Toàn bộ số thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng sau khi trừ đi chi phí phục vụ thu phí được nộp vào ngân sách Thành phố, giao Sở Tài chính quản lý và bố trí sử dụng có mục tiêu cho đầu tư và bảo trì kết cấu hạ tầng cảng biển theo danh mục đề xuất của Sở Giao thông Vận tải hàng năm được UBND và HĐND Thành phố thông qua.
Nếu được HĐND Thành phố thông qua vào tháng 12/2020 tới, dự tính thời gian thu phí sẽ chia làm 2 giai đoạn; trong đó, giai đoạn 1 tổ chức thu tại cảng Cát Lái đến hết ngày 31/5/2021. Trong thời gian này sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện việc thu phí.Giai đoạn 2 thu phí từ ngày 1/6/2021 đối với toàn bộ các cảng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán chuyển khoản qua hệ thống 24/7 của Hải quan Thành phố.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, sản lượng hàng hoá qua cảng biển Thành phố năm 2019 đạt 170,6 triệu tấn vượt quá sản lượng dự báo đến năm 2030 (145,4 – 159,9 triệu tấn). Với khối lượng hàng hoá qua cảng biển và phương tiện cơ giới cá nhân tiếp tục tăng cao, nếu không có chính sách mạnh mẽ, kịp thời để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực cảng biển sẽ khó giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại khu vực cảng Cát Lái mặc dù Thành phố đang áp dụng khung giờ giới hạn cho các loại xe tải ra vào thành phố để vận chuyển hàng hoá.Vì thế cần thiết phải đầu tư xây dựng mới các tuyến đường, mở rộng và nâng cấp, bảo trì các tuyến đường hiện hữu để đảm bảo lưu thông vận chuyển hàng hoá, góp phần tăng sức cạnh tranh cho hệ thống cụm cảng Tp. Hồ Chí Minh.
Mặt khác, hầu hết các cảng nằm sâu trong thành phố như Cát Lái, Tân Thuận, Hiệp Phước, Phú Hữu, Phước Long… trong khi không có đường chuyên dùng kết nối ra vào cảng, gây ùn tắc thường xuyên, tạo thành các điểm đen về tai nạn giao thông. Bình quân thời gian quay vòng xe tải là 2 chuyến/ngày và xe container là 1,5 chuyến/ngày do hạ tầng khu vực cảng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa có làn đường chuyên dùng, vận tốc khai thác thấp… Vận tải đường sắt không được kết nối trực tiếp với các cảng biển trong khi vận tải đường thuỷ nội địa còn nhiều hạn chế, chỉ mới khai thác một phần nhỏ tiềm năng. Hiện nay, đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã lấy ý kiến của các chuyên gia, Hiệp hội vận tải hàng hoá, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh và nhận được ý kiến đồng tình, đề nghị làm rõ thêm nội dung so sánh mức thu, đối tượng, tính phí… trong khu vực cảng biển tại các địa phương khác để làm cơ sở thực tiễn khi triển khai. Sau khi hoàn thiện đề án, Sở Giao thông Vận tải sẽ báo cáo UBND Tp. Hồ Chí Minh để trình HĐND Thành phố trong kỳ họp diễn ra vào tháng 12/2020./.>>Người dân An Giang muốn dừng dự án nạo vét thông luồng sông Hậu
- Từ khóa :
- tphcm
- nạo vết luồng hàng hải
- kết cấu cảng biển
- soài rạp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi TTXVN: Bến Tre sẽ triển khai nạo vét, giải quyết ô nhiễm ở kênh Xáng
11:35' - 16/09/2020
UBND thành phố Bến Tre đang hoàn chỉnh bản thiết kế nạo vét kênh Xáng trình UBND tỉnh thông qua, để cuối tháng 9 sẽ tiến hành nạo vét, lưu thông dòng nước, giải quyết ô nhiễm ở con kênh này.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo tình trạng ngạt khí khi nạo vét giếng mùa khô
13:27' - 16/05/2020
Thông tin từ huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ ngạt khí khi đào giếng khiến 1 người tử vong và 4 người bị thương.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận dừng nạo vét cửa biển Phan Rí
12:47' - 19/11/2019
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường tạm dừng thực hiện Phương án nạo vét khẩn cấp khôi phục tuyến luồng cửa biển Phan Rí và tạm dừng việc tiêu thụ vật liệu nạo vét
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.