TP.HCM thông tin thêm về việc tiêm trộn vaccine COVID-19
Chiều tối 10/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp báo định kỳ về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn, trong đó nội dung về tiêm trộn vaccine và việc mở cửa trở lại các cơ sở dịch vụ ăn uống được nhiều người quan tâm.
Tiêm trộn vaccine theo đúng hướng dẫn Liên quan đến việc Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch tiêm trộn các loại vaccine Moderna và Pfizer, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hoài Nam cho biết, trước đây, Bộ Y tế đã có hướng dẫn trong trường hợp thiếu vaccine, có thể tiêm trộn mũi 2 vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca.Nay Bộ Y tế tiếp tục thống nhất cho phép tiêm trộn vaccine Pfizer dành cho mũi 1 và vaccine Moderna cho mũi 2 hoặc ngược lại, cũng như có thể tiêm trộn vaccine AstraZeneca cho mũi 1 và Moderna cho mũi 2.
“Việc tiêm trộn vaccine dựa trên nghiên cứu, chứng cứ khoa học và công nghệ sản xuất tiên tiến nên nguy cơ hầu như không có. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã hướng dẫn tổ chức tiêm chủng sao cho an toàn nhất, hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch. Tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn bảo đảm thực hiện nghiêm túc các bước sàng lọc, theo dõi và chăm sóc sức khoẻ sau tiêm cũng như giám sát sự cố sau tiêm, chuẩn bị sẵn sàng hồi sức cấp cứu trong trường hợp cần thiết, không để xảy ra biến chứng nguy hiểm tính mạng người dân”, ông Nguyễn Hoài Nam khẳng định. Về việc người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tiêm vaccine, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, quan điểm của thành phố là không phân biệt quốc tịch khi tiêm. Trong tất cả kế hoạch, thành phố luôn nhấn mạnh việc tiêm vaccine cho tất cả người dân trên 18 tuổi trở lên. Hiện các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều đã tổ chức tiêm cho người nước ngoài. Về điều trị, theo ông Nguyễn Hoài Nam, hiện nay, trung bình số ca nhập viện vì mắc COVID-19 ở mức 3.000-4.000 ca tùy từng ngày, phần lớn là người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.Nhiều người nhiễm được chăm sóc tại nhà, không cần nhập viện. Hiện thành phố vẫn đang tích cực mở các bệnh viện hồi sức để đáp ứng công tác điều trị cho người nhiễm có biểu hiện nặng; tập trung nhiều giải pháp điều trị cùng với cấp các gói thuốc cho người nhiễm ở nhà và đang điều trị.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tự xét nghiệm 3 ngày/lần Về việc số hàng, quán, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mở lại còn hạn chế mặc dù thành phố đã cho phép các cơ sở này hoạt động lại theo hình thức bán mang về là do thiếu nguyên liệu để chế biến món ăn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết, thông tin này là không chính xác.Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, các nguyên liệu chính của các nhà hàng, quán ăn như tinh bột, thịt gia súc, gia cầm, cá, rau củ quả hay nguyên liệu phụ như mắm, muối, dầu ăn... đã được thành phố đảm bảo cung ứng trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, số lượng hàng quán, cửa hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn được mở lại còn hạn chế đến từ nguyên nhân liên quan cách thức vận hành. Hiện tại, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho phép các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động lại với tiêu chí “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó”, áp dụng biện pháp 3 tại chỗ, chỉ bán mang đi thông qua đội ngũ giao hàng (shipper).
Tuy nhiên, hiện các shipper chỉ được hoạt động tại một quận, huyện nên việc tiếp cận nguồn nguyên liệu cũng như tiếp cận khách hàng sẽ không thuận lợi như trước đây. Từ những lý do trên, một số chủ nhà hàng, quán ăn sẽ cân nhắc, tính toán, chưa muốn “mạo hiểm” mở cửa hoạt động lại trong thời điểm này.
Trước đó, từ ngày 8/9, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép các loại hình kinh doanh ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày bằng hình thức mang đi.Quy định này đi kèm theo điều kiện: các cơ sở chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ và phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.
Liên quan đến việc xét nghiệm COVID-19, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ chủ động thực hiện việc xét nghiệm trên nguyên tắc “4 tự”: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm và tự kiểm tra đối với nhân viên, tần suất lấy mẫu là 3 ngày/lần theo quy định của Bộ Y tế.Ngoài ra, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp giấy đi đường, đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 3 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.
Về vấn đề giấy phép đi đường, theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, Công an Thành phố đã cấp các quận, huyện và thành phố Thủ Đức 2.400 giấy đi đường để đảm bảo việc hoạt động trở lại của các doanh nghiệp, cửa hàng, bao gồm các cửa hàng ăn uống.Trên cơ sở thẩm định của chính quyền địa phương và lực lượng Công an, các địa phương sẽ cấp giấy đi đường cho các đối tượng phù hợp./.
>>TP.HCM: Những dịch vụ và khu vực nào được mở lại sau ngày 15/9?
Tin liên quan
-
Đời sống
Trung tâm An sinh TP.HCM tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ trên 101 tỷ đồng
19:42' - 10/09/2021
Trung tâm An sinh Thành phố cũng đã kịp thời phân phối số hàng hóa thiết yếu trị giá hơn 86 tỷ đồng đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19, thành phố Thủ Đức và các quận huyện...
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM chuẩn bị kế hoạch phục hồi kinh tế sau ngày 15/9
18:09' - 10/09/2021
Đối với các khu vực đã kiểm soát được dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế tổng hợp
TP. HCM thu hẹp khoảng cách giữa số ca F0 cần nhập viện và số ca xuất viện
10:28' - 10/09/2021
Về kết quả triển khai các giải pháp giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, số ca tử vong tại thành phố có giảm nhưng còn chậm.
-
Kinh tế tổng hợp
TP. HCM lên kế hoạch dùng "thẻ xanh COVID” sau ngày 15/9
21:58' - 09/09/2021
Sở Y tế TP. HCM vừa trình UBND Thành phố kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 sau ngày 15/9, trong đó, sử dụng "thẻ xanh COVID” cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.