Tp. Hồ Chí Minh tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Đây là mục tiêu được UBND Tp. Hồ Chí Minh đề ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm 2024, tổ chức ngày 6/1.
*Tập trung giải pháp, tạo động lực tăng trưởng
Năm 2024, Tp. Hồ Chí Minh chọn chủ đề "Quyết tâm thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15"; đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5-8%; tập trung triển khai các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phấn đấu kinh tế số đạt 22% GRDP; triển khai Khung chiến lược tăng trưởng xanh thành phố đến năm 2030 và ban hành khung chính sách, quy chuẩn - tiêu chuẩn về thị trường xanh; hoàn thiện, trình phê duyệt quy hoạch thành phố và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố; phát huy hiệu quả các Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư; tập trung công tác điều hành, siết chặt kỷ cương trong chỉ đạo, lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ.Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, bối cảnh năm 2024, vẫn còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn khả năng sụt giảm tăng trưởng trong quý I, do đó mục tiêu tăng trưởng 7,5 -8% là cao và thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị của thành phố phải có giải pháp cụ thể ngay từ đầu năm.
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu, các sở ngành tập trung phân tích các điểm mạnh, hạn chế từ kết quả của năm 2023 như khả năng hấp thụ vốn, tiến độ giải quyết công việc, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ triển khai lập quy hoạch thành phố để khắc phục, chấn chỉnh, tránh tình trạng văn bản “chạy qua chạy lại”, tâm lý chờ chỉ đạo gây trì trệ trong việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai đề xuất, để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong năm 2024, thúc đẩy đầu tư công, thu hút vốn, hỗ trợ đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung hơn nữa.Theo đó, phải nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND các địa phương; phát huy vai trò của các tổ công tác bám sát kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, có sự giám sát định kỳ và đôn đốc giải ngân để đánh giá tiến độ từng đơn vị, gắn kết quả giải ngân với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, người đứng đầu. Cùng với đó, đẩy nhanh bồi thường giải phóng mặt bằng; rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện dự án từ khi bắt đầu đến hoàn thành dự án.
Với lĩnh vực sản xuất, thương mại, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết: ngành công thương sẽ tập trung phát triển công nghệ, chuyển đổi xanh, thực hiện các hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, tận dụng tốt các đơn hàng có sẵn.Đồng thời, thúc đẩy thị trường tiêu dùng trong nước, phát huy các hoạt động, chương trình xúc tiến ở các thị trường ngách, các chương trình khuyến mại. Đặc biệt, tiếp tục đầu tư cải thiện chất lượng dịch vụ logistics, đảm bảo hàng hoá lưu thông xuyên suốt.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, thành phố cần tập trung vào ba nhóm vấn đề là giải phóng các nguồn lực đang có; quan tâm tiếp tục khơi thông nhu cầu từ nước ngoài thông qua mở ra các thị trường mới, thị trường ngách, chuyển đổi xanh; đồng thời, tiếp tục các giải pháp kích cầu trong nước, tăng khả năng hấp thụ vốn. “Đầu tư công vẫn là cứu cánh quan trọng cho nền kinh tế, vì vậy, Tp. Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh các dự án đầu tư công, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dự thầu, vay vốn kích cầu. Cùng với đó, tận dụng thời cơ để đón dòng vốn đang dịch chuyển từ các nước đến Việt Nam. Để làm được điều này, Tp. Hồ chí Minh phải tính toán phương án chuyển đổi các khu công nghiệp, công nghệ cao; sớm ban hành giá đất các khu công nghiệp mới để doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Ngọc Hoà nêu góc nhìn. Đánh giá cao các giải pháp, đề xuất mà UBND Thành phố và các sở, ngành, đơn vị nêu ra tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Tp. Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu cũng như nhận thức những khó khăn phải đối mặt. Do đó, cần ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng một cách bền vững là đầu tư, tiêu dùng, du lịch, xuất khẩu; tính toán lại và có giải pháp thích ứng với xu hướng mới, không chỉ trông chờ vào các thị trường, đối tác truyền thống.Với đầu tư công, phải theo sát, chuẩn bị kế hoạch, kiểm tra, giám sát để điều chỉnh kịp thời. Lĩnh vực bất động sản đang “ấm dần”, các đơn vị liên quan cần tiếp tục giải quyết các vướng mắc để thị trường phát triển lành mạnh.
Song song với các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cũng yêu cầu các sở, ngành chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ lĩnh vực văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế, bảo vệ tài nguyên môi trường của thành phố.Đồng thời, từng đơn vị phải siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu chung về kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo.
*Lội ngược dòng
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết: năm 2023, kinh tế thành phố đứng trước nhiều khó khăn thách thức, bắt nguồn từ những tồn tại kéo dài những năm trước như đứt gãy chuỗi cung ứng hậu đại dịch COVID-19, lạm phát lan rộng ở nhiều quốc gia khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, sản xuất giảm, xuất nhập khẩu giảm.Mặc dù Việt Nam là nước đã ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng nhiều rào cản kỹ thuật mới được đặt ra, tác động đến hoạt động thương mại quốc tế. Trong khi đó, doanh nghiệp của thành phố chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả. Sau các vụ án kinh tế, thị trường tài chính, chứng khoán bị biến động, tâm lý thị trường có sự dè dặt.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã có cuộc “lội ngược dòng” khá thành công. Từ chỗ chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý I vươn lên 5,87% trong quý II, tăng 6,71% trong quý III và đạt đỉnh cao nhất 9,62% trong quý IV đưa tăng trưởng GRDP cả năm 2023 đạt 5,81%, góp phần thực hiện mục tiêu chặn đà suy giảm tăng trưởng chung của cả nước.Theo ông Võ Văn Hoan, ngoại trừ ngành kinh doanh bất động sản có mức tăng trưởng âm 6,38%, các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng khá, nhất là 9 ngành dịch vụ cơ bản của Tp. Hồ Chí Minh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022.
Thu ngân sách 446.545 tỷ đồng (đạt 95,07% dự toán thu ngân sách được giao). Tính đến ngày 5/1/2024, giải ngân đầu tư công hơn đạt hơn 43.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63% so với tổng số vốn được giao là hơn 68.634 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt tiến độ chung, tuy nhiên tổng số vốn được giao giải ngân là gấp đôi so với năm 2022.
Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi số như là địa phương duy nhất cả nước được trao giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục Chính quyền số xuất sắc năm 2023 tại Hàn Quốc, top thứ 2 cả nước về chuyển đổi số.Vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo, thành phố giải quyết việc làm cho hơn 315.000 lao động (đạt 105% kế hoạch), tỷ lệ thất nghiệp đô thị ở mức 3,9%. Đến cuối năm 2023, thành phố chỉ còn 8.293 hộ nghèo và 14.574 hộ cận nghèo, hoàn thành chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững trước thời hạn 2 năm.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phân tích, tăng trưởng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh được cải thiện qua từng tháng, từng quý. Mặc dù không đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng con số 5,81% là kết quả của việc nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc lâu năm, khơi thông nguồn lực và kiến tạo những động lực mới cho phát triển. Với kết quả đạt được, Tp. Hồ Chí Minh là địa phương có tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ. Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, trong kết quả tăng trưởng của năm 2023, quản lý nhà nước về thu hút đầu tư có đóng góp quan trọng. Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, đạt 5,85 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2022. Đây là điểm sáng trong môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố và cho thấy hiệu quả trong việc thực hiện các cam kết của lãnh đạo thành phố với nhà đầu tư nước ngoài.Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân cũng đạt được nhiều kết quả tích cực với hơn 53.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023, tăng 16,7% so với năm 2022, đóng góp hơn 1/3 số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước; hơn 13.000 doanh nghiệp quay lại thị trường sau thời gian tạm ngưng hoạt động. Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định được vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế quan trọng hàng đầu của cả nước; là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh nâng tỷ trọng thu hút FDI giá trị gia tăng cao
12:08' - 06/01/2024
Tp.Hồ Chí Minh tập trung nâng cao tỷ trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có giá trị gia tăng cao, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh vẫn vướng giải phóng mặt bằng
19:23' - 04/01/2024
Đến nay, 2 dự án thành phần trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ, tuy nhiên còn một số vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
-
DN cần biết
Ra mắt Báo cáo Kinh tế vĩ mô Thành phố Hồ Chí Minh
15:27' - 04/01/2024
Ngày 4/1, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và Cục Thống kê Thành phố tổ chức tọa đàm ra mắt “Báo cáo Kinh tế vĩ mô TP. HCM: Kết quả 2023 và Dự báo 2024” (Báo cáo Kinh tế vĩ mô TP. HCM).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024
09:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
08:50'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND hai tỉnh
07:33'
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng cửa xả mặt số 2 hồ thủy điện Thác Bà vào 22h ngày 13/9
21:43' - 13/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6829/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng cửa xả mặt số 2 hồ thủy điện Thác Bà vào hồi 22h ngày 13/9/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)
20:44' - 13/09/2024
Ông Daniel Plankermann, Giám đốc Ngân hàng tái thiết Đức tại Việt Nam cho rằng, có luật tốt chưa đủ, Việt Nam cần sớm có các văn bản hướng dẫn thi hành luật như nghị định, thông tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Người nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh "điêu đứng" vì bão
20:22' - 13/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề. Trong số đó người nuôi trồng thủy sản gần như trắng tay. Bao nhiêu tài sản tích lũy đã bị cơn bão cuốn phăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát việc thực hiện Luật Việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh
20:04' - 13/09/2024
Ngày 13/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Việc làm trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1/2020 đến 30/6/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN
19:02' - 13/09/2024
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị cho ý kiến về Nghị quyết phát triển thành phố Hải Phòng và Đề án thành lập thành phố Huế
18:28' - 13/09/2024
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm, định hướng quan trọng.