Tp. Hồ Chí Minh: Triển khai ngay nội dung khi Nghị quyết 54 của Quốc hội có hiệu lực
Đây là thông tin được lãnh đạo Thành phố và các chuyên gia thống nhất tại buổi họp triển khai thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 11/12.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong 19 nội dung được HĐND Thành phố khóa IX giao tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, có 10 nội dung là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên của các sở, ngành, 9 nội dung cần sự liên kết, phối hợp giữa các sở, ngành cùng sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia.Trong đó, các nội dung cần nghiên cứu sâu thuộc các vấn đề phân cấp, ủy quyền; đề án các loại phí, lệ phí mới cũng như tăng và đề xuất tăng thuế suất; tăng thu nhập cho cán bộ; huy động vốn đầu tư...
Dự kiến tháng 4/2018, UBND Thành phố sẽ hoàn thành một số đề án quan trọng và trước tháng 6/2018 sẽ trình Thành ủy, HĐND Thành phố.
Lãnh đạo các sở, ngành, chuyên gia cũng nhấn mạnh, cần tính kỹ, nghiên cứu sâu một số nội dung về tăng thuế, phí, lệ phí cũng như đặt ra các loại phí, lệ phí mới, bởi tác động rất lớn tới xã hội và kinh tế thành phố.Trong đó, đề án không chỉ nghiên cứu tăng thuế, phí, lệ phí mà cũng cần nghiên cứu để có thể giảm một số loại phí, lệ phí khác. Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, triển khai các nhóm về thuế, phí rất hóc búa, không hề đơn giản bởi cần có sự đánh giá tác động.
Khi đặt ra phí mới hay tăng phí, phải nghiên cứu tác động bởi có những tác động tích cực và tiêu cực. Tăng thuế chưa chắc tăng thu, giảm thuế chưa chắc đã giảm thu.
Trong khi đó, theo chuyên gia Huỳnh Thế Du, tăng thuế, phí phải đảm bảo 3 yếu tố là hiệu quả, công bằng và tính hành thu.Trong đó, tính hành thu rất quan trọng bởi làm không khéo thì tiền thuế sẽ chuyển sang địa phương khác, dẫn đến việc tăng thuế nhưng tổng nguồn thu lại giảm.
Nếu tính toán kỹ thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là “vùng trũng” để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế; ngược lại Thành phố có thể trở thành “vùng cao”, các hoạt động kinh tế “chảy sang” các nơi khác.
Về triển khai xây dựng và thực hiện các đề án, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng, UBND Thành phố cần hình thành các nhóm nghiên cứu tổng thể về xây dựng đề án liên quan đến ngân sách với các nhóm nhỏ về thuế, phí, công sản; về cải cách hành chính, tăng thu nhập gắn với tính hiệu quả…Trước mắt, khi Nghị quyết 54 của Quốc hội có hiệu lực, xem cái nào dễ nhất thì thực hiện ngay nhằm tạo đà cho việc triển khai Nghị quyết.
Cùng quan điểm này, ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, từ ngày 15/1/2018 (khi Nghị quyết 54 có hiệu lực), có một số cơ chế như ủy quyền đã có sự chuẩn bị từ trước, nên có thể triển khai ngay.Các quận, huyện, phường, xã đã chờ đợi, sẵn sàng thực hiện và điều này cũng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thống nhất sẽ hình thành các tổ (nhóm) về cơ chế tài chính ngân sách, thu nhập cán bộ; phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính; đầu tư, đất đai... để xây dựng các đề án.Các nhóm sẽ do lãnh đạo UBND Thành phố trực tiếp quản lý, bên cạnh các sở, ngành sẽ mời các chuyên gia tham gia vào nhóm để góp ý, đánh giá, phản biện.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, thời gian qua Thành phố đã có những hoạt động quan trọng liên quan đến nội dung Nghị quyết 54 như tổ chức Hội nghị trao đổi về quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT.Dự kiến cuối tháng 12/2017, Thành phố thành lập Tổ liên ngành về đầu tư do Chủ tịch UBND Thành phố làm tổ trưởng với các thành viên là Giám đốc các sở, ngành, qua đó đánh giá việc đầu tư và triển khai nhanh chóng, không để kéo dài làm mất thời gian của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, UBND Thành phố đang trình các cấp về thực hiện thu hồi đất đai hiệu quả...
Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị, đến ngày 15/1/2018, tất cả các nhóm phải chuẩn bị xong đề cương để báo cáo UBND Thành phố.Trước mắt, một số công việc công bố như thành lập Tổ liên ngành về đầu tư, quy trình BT có thể triển khai ngay để tạo động lực thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội./.
Xem thêm:>>>Thanh niên là lực lượng quan trọng trong xây dựng nông thôn mới
>>>TP Hồ Chí Minh bắt đầu tăng một số loại phí, lệ phí từ ngày 1/1/2018
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Khai mạc Hội nghị Kết nối cung – cầu hàng hoá 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh
12:01' - 08/12/2017
Ngày 8/12, Hội nghị Kết nối cung – cầu hàng hoá 2017, do Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Sở Công Thương các tỉnh, thành tổ chức đã khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX
18:07' - 07/12/2017
HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 54).
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm một trung tâm tiêm chủng vắc-xin chất lượng cao tại Tp. Hồ Chí Minh
15:22' - 06/12/2017
Đây là trung tâm tiêm chủng thứ 2 (sau trung tâm tại Hà Nội) được đầu tư hiện đại và có quy mô lớn trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp HĐND Tp Hồ Chí Minh: “Nóng” vấn đề bạo hành trẻ em ở cơ sở Mầm non
13:32' - 06/12/2017
Ngày 6/12, Kỳ họp thứ 6 HĐND Tp Hồ Chí Minh khóa IX tiếp tục với phiên chất vấn và trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đó vấn đề bạo hành trẻ em được nhiều đại biểu quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Quy định mới về diện tích tối thiểu tách thửa
12:28' - 06/12/2017
UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định 60/QĐ-UBND (gọi tắt là Quyết định 60) về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, thay thế cho Quyết định 33 trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.