Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ Nguyễn Thị Kim Hạnh cùng 24 đồng phạm buôn lậu 51 kg vàng
Sau gần 2 tuần xét xử sơ thẩm “trùm buôn lậu” Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, sinh năm 1969, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng 24 đồng phạm trong vụ buôn lậu 51 kg vàng và vận chuyển tiền tệ trái phép, sáng 24/2, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung do xét thấy Cơ quan điều tra chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.
Trong vụ án này, các bị cáo: Nguyễn Thị Kim Hạnh, Mai Thị Ngọc Phấn (sinh năm 1979), Trần Văn Hải (sinh năm 1971), Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1991), Võ Văn Trung (sinh năm 1980), Nguyễn Hoàng Út (sinh năm 1971), Nguyễn Văn Sĩ (sinh năm 1977), Trần Hoàng Yên (sinh năm 1998), Huỳnh Công Minh (sinh năm 1991), Nguyễn Văn Lê (sinh năm 1984), Trần Hoàng Yên (sinh năm 1998), cùng ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang; Trương Thái Nguyên (sinh năm 1980), Phạm Tấn Lộc (sinh năm 1986), Võ Minh Tâm (sinh năm 1987), Võ Văn Kha (sinh năm 1972), Nguyễn Thị Tuyết Vân (sinh năm 1966), cùng ngụ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Lê Thị Bạch Vân (sinh năm 1966, ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang); Nguyễn Hữu Phước (sinh năm 1989, ngụ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang); Dương Công Cường (sinh năm 1950, ngụ tỉnh Vĩnh Long); Nguyễn Hồng Cam (sinh năm 1992, ngụ tỉnh Sóc Trăng); Trần Thị Thảo Trang (sinh năm 1971), Trương Văn Báo (sinh năm 1984), Đoàn Minh Phước (sinh năm 19940, cùng ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh); Trần Thanh Liêm (sinh năm 1991, ngụ tỉnh Khánh Hòa) cùng bị truy tố về tội "Buôn lậu".
Các bị cáo: Trương Văn Liêm (sinh năm 1966), Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa (sinh năm 1989), cùng ngụ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Nguyễn Thị Kim Hạnh, Phạm Tấn Lộc, Mai Thị Ngọc Phấn bị truy tố về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Trong gần 2 tuần xét hỏi, nhóm bị cáo chủ tiệm vàng không thừa nhận hành vi “Buôn lậu” hoặc chỉ là trung gian. Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) khai trong phần xét hỏi, bản thân là chủ mưu chỉ đúng một phần, mà chỉ có vai trò giúp sức để “đàn em” vận chuyển tiền vàng “kiếm thêm”.
“Bị cáo có lợi dụng vụ việc để mượn tiền ông Dương Công Cường không cần trả lãi” - Nguyễn Thị Kim Hạnh khai trong phần xét hỏi sáng 21/2.
Trong khi đó, các bị cáo “đàn em” của Nguyễn Thị Kim Hạnh khai rằng, tham gia vận chuyển nhưng không biết để làm gì, chỉ biết ai kêu thì vận chuyển.
Cáo trạng cáo buộc, Nguyễn Thị Kim Hạnh là chủ mưu, cầm đầu điều hành toàn bộ hoạt động vận chuyển USD, vàng qua biên giới Việt Nam - Campuchia cho các đối tượng buôn lậu.
Cụ thể, vào khoảng 12 giờ 40 phút ngày 30/10/2020, lực lượng Công an tỉnh An Giang tuần tra trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc phát hiện Nguyễn Hoàng Út điều khiển vỏ tắc ráng (thuyền máy làm bằng vật liệu nhựa composite) từ hướng Campuchia đến khu vực tổ 7, khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn cặp vào bờ đường Tuy Biên.
Cùng lúc, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hải, Nguyễn Hữu Phước, Võ Văn Trung đi bộ đến vỏ tắc ráng của Mạnh lấy 3 gói nylon bên trong có chứa hơn 50,9 kg vàng nguyên liệu 99,99% đến để trên hai xe môtô đang đậu sẵn trên bờ. Lực lượng liên ngành đã bắt giữ Hải cùng tang vật; còn Minh, Út, Phước, Trung bỏ trốn.
Cùng ngày, Nguyễn Văn Minh, Võ Minh Tâm, Phan Văn Bồ đến trụ sở Công an thành phố Châu Đốc đầu thú, khai nhận hành vi cùng với Út vận chuyển trái phép vàng từ Campuchia về Việt Nam.
Quá trình điều tra xác định: Trần Thị Thảo Trang (tiệm vàng Thảo Kim Thành), Nguyễn Thị Tuyết Vân (tiệm vàng Vân An), Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa (tiệm vàng Kim Ngọc Mai), Trương Văn Liêm (tiệm vàng Trương Liêm) và Trương Thái Nguyên (tiệm vàng Trương Hưng) và Dương Công Cường có thỏa thuận chuyển tiền USD từ Việt Nam sang Campuchia và mua vàng của Tuốt, Hía, Pha Na (đang sinh sống tại Campuchia) chuyển về Việt Nam.
Tuốt, Hía, Pha Na thuê Hạnh vận chuyển tiền USD, vàng giao cho Vân, Nghĩa, Cường và Nguyên để Nguyên giao lại cho Trang. Ký hiệu trên mỗi gói tiền USD, vàng được cả nhóm quy ước là: Tiệm vàng Trương Hưng ký hiệu “Vh”, tiệm vàng Vân An ký hiệu “9”, tiệm vàng Trương Liêm ký hiệu “V1”, tiệm vàng Kim Ngọc Mai ký hiệu “2” và Dương Công Cường ký hiệu “KK”, tiền công vận chuyển mỗi 100.000USD là 70 USD, mỗi kg vàng là 15 USD.
Để vận chuyển tiền USD, vàng qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia, Hạnh thuê và phân công Mai Thị Ngọc Phấn, Phạm Tấn Lộc trực tiếp liên hệ với Nguyên, Cường, Vân, Nghĩa nhận tiền USD, giao vàng và nhận tiền công vận chuyển. Lộc, Bạch Vân kiểm đếm số lượng tiền USD, vàng rồi cùng Hoàng Út, Võ Văn Trung, Nguyễn Hữu Phước, Trần Văn Hải, Trần Văn Minh vận chuyển USD sang Campuchia và nhận vàng vận chuyển về nhà của Hạnh để giao lại các tiệm vàng.
Phan Văn Bồ, Nguyễn Văn Lê, Võ Minh Tâm, Nguyễn Văn Sĩ, Huỳnh Công Minh, Trần Hoàng Yên, Võ Văn Kha được phân công cảnh giới lực lượng chức năng, thông báo cho Lộc, Út biết tình hình để có kế hoạch vận chuyển tiền USD, vàng qua lại biên giới.
Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 30/10/2020, Nguyễn Hoàng Út cùng Phan Văn Bồ, Võ Minh Tâm, Huỳnh Công Minh, Nguyễn Văn Sĩ, Võ Văn Kha, Trần Hoàng Yên, Nguyễn Văn Lê điều khiển xe máy và vỏ tắc ráng chạy đến khu vực cột mốc biên giới 263/2 hoặc khu vực cầu Cồn Tiên, cầu Chắc Ry để cảnh giới cho việc tổ chức vận chuyển tiền, vàng từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại trong ngày 30/10/2020.
Theo yêu cầu của Út và Lộc, khi có lực lượng chức năng tuần tra, những người này sẽ điện thoại thông báo cho Út, Lộc biết để xử lý việc vận chuyển USD từ Việt Nam sang Campuchia, vận chuyển vàng từ Campuchia về Việt Nam. Cùng thời gian này, Lộc điện thoại bảo Võ Văn Trung lấy xuồng gỗ tại bến sông gần nhà Hạnh chở Trần Văn Hải đến bến lên cá thuộc khu vực chợ Châu Đốc chờ nhận tiền USD.
Trong sáng 30/10/2020, Nghĩa điện thoại bảo Lộc đến nhà của Nghĩa nhận tổng cộng 400.000USD để vận chuyển qua Campuchia giao cho Pha Na.
Trước đó, ngày 29/10/2020, Trấn Thị Thảo Trang (chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành) điện thoại cho Tuốt đặt mua 31 kg vàng và liên hệ Trương Thái Nguyên (chủ tiệm vàng Trương Thái Nguyên) để giao tiền.
Khoảng 2 giờ ngày 30/10/2020, Trang giao cho Nguyễn Hồng Cam và Trương Văn Báo (người làm công cho Trang) mỗi người 1,6 triệu USD. Sau đó, cả hai cùng Đoàn Minh Phước, Trần Thanh Liêm đến thành phố Châu Đốc giao cho Nguyên.
Sau khi nhận 3.200.000 USD, Nguyên giao cho Trang Thái Tây Đông đem đến phủ thờ Nguyễn Mai giao cho người đàn ông (không rõ tên, nhân thân). Bảo, Liêm, Phước ở lại thành phố Châu Đốc chờ nhận vàng từ Campuchia đem về.
Đến khoảng 12 giờ 30 phút ngày 30/10/2022, Út điều khiển vỏ đến khu vực cột mốc biên giới 263/2 gặp Lộc và nhận ba bọc nylon bên trong có chứa vàng của Hía, Tuốt giao để vận chuyển vàng về Việt Nam. Khi Út vận chuyển vàng về đến cặp sát bờ đường Tuy Biên (đối diện hầm nuôi cá của Hạnh), Minh, Hải, Phước, Trung đi bộ đến vỏ tắc ráng của Út, mang toàn bộ số vàng lên hai xe máy đang đậu gần đó và đã bị lực lượng Công an tỉnh An Giang phát hiện bắt quả tang.
Quá trình điều tra, các bị can: Trương Thái Nguyên, Phạm Tấn Lộc, Mai Thị Ngọc Phấn, Lê Thị Bạch Vân, Nguyễn Văn Minh (Minh Đen), Võ Văn Trung, Nguyễn Hữu Phước, Phan Văn Bồ, Võ Minh Tâm (Tâm Mã), Nguyễn Văn Sĩ, Trần Hoàng Yên, Huỳnh Công Minh, Võ Văn Kha, Nguyễn Văn Lê khai: trước đây và ngày 30/10/2020, đã nhiều lần nhận tiền USD của Trần Thị Thảo Trang, Dương Công Cường, Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa, Trương Văn Liêm vận chuyển sang Campuchia, sau đó nhận vàng vận chuyển về Việt Nam giao cho Nguyễn, Văn, Nghĩa, Cường để lấy tiền công.
Trước lúc bị bắt, Tuốt điện thoại cho Trương Văn Liêm yêu cầu nhận hộ 200.000 USD của một người nam đến giao tại tiệm vàng Trương Liêm. Sau khi kiểm đếm, Liêm cất giữ tại nhà. Khoảng 5 - 7 ngày sau, Tuốt và Liêm thuê nhóm của Hạnh để vận chuyển 200.000 USD sang Campuchia…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
07:39' - 24/02/2023
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng cho biết đơn vị đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với nguyên Hiệu trưởng Đoàn Quang Vinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Một số vi phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
17:25' - 25/11/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về một số vi phạm trong tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị 30 năm tù giam
13:06' - 25/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế năng lượng xảy ra tại Trung ương và địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh sát Tokyo tiếp nhận 4 triệu món đồ thất lạc mỗi năm
07:00' - 25/11/2024
Bạn có bị mất ô, chìa khóa hay thậm chí là một con sóc bay? Nếu bạn ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng chúng đang được cảnh sát chăm sóc chu đáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
22:29' - 24/11/2024
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00' - 23/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).