Tranh cãi xung quanh chính sách đối với Trung Quốc tại Philippines
Theo bình luận của giáo sư Richard Heydarian thuộc đại học De la Salle (Philippines) đăng trên báo Straitstimes, chỉ trong vòng vài tháng qua, Tổng thống Philippines Duterte đã miêu tả Trung Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu của mình. Một số người ủng hộ ông trong nhánh lập pháp thậm chí còn đề xuất việc thành lập một liên minh quân sự chính thức với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các thành viên trong lực lượng quân đội Philippines và tập hợp giới trí thức-truyền thông đang thúc đẩy những động thái phản đối việc này. Trong cuộc tấn công phản bác những tuyên bố của ông Duterte, những người này liên tục mô tả Trung Quốc là mối nguy cơ đe dọa đất nước. Kết quả là xuất hiện sự bất hòa về mặt nhận thức cả ở trong và ngoài nước, khiến những nhà quan sát phải vất vả để bám sát chính sách đối ngoại của nước này.Tuy vậy, có một sự phân tích nhiều sắc thái hơn lại cho rằng những gì đang diễn ra tại Philippines chỉ là cuộc tranh cãi nội bộ sâu sắc không hơn không kém về “linh hồn” trong chính sách đối ngoại Philippines. Rõ ràng, dưới thời ông Duterte, Philippines hiện không chấp thuận chiến lược đối đầu với Trung Quốc. Thay vào đó, nước này đang định hình khuôn mẫu xu hướng “nương tựa chiến lược” từng bước một về phía cường quốc châu Á.Điều này khác biệt rất lớn với hàng loạt tranh cãi giữa ông Duterte và phương Tây về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Mối liên minh với Mỹ vẫn duy trì nguyên vẹn, nhưng Trung Quốc dường như đã trở thành người bảo hộ đầu tiên mà ông Duterte ưa thích.Theo quan điểm của ông, Mỹ là cường quốc đang suy yếu, là một sự “không bình thường địa chính trị” và sẽ nhanh chóng phai mờ trong bức tranh châu Á những năm tới. Trung Quốc, mặt khác, lại là một thực tế địa chính trị và chiếm quyền lãnh đạo không thể chối cãi tại châu Á.Cụ thể hơn, ông Duterte đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác cho sự phát triển của Philippines. Trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã cam kết đầu tư gần 24 tỷ USD và sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc tái thiết thành phố Marawi.Hơn nữa, Bắc Kinh đã trở thành người bảo hộ nhanh và vững chắc của Tổng thống Duterte trước những chỉ trích của cộng đồng quốc tế về vấn đề nhân quyền. Nước này cũng là một trong những quốc gia ủng hộ hăng hái nhất cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte, đã gợi ý hỗ trợ xây dựng các trung tâm tái định cư quy mô lớn cũng như cung cấp hỗ trợ chống ma túy. Do vậy, khi ông Duterte thực hiện nhiều nỗ lực giảm sự phụ thuộc có tính lịch sự của Philippines vào Mỹ thì “sự ve vãn” về một liên minh với Trung Quốc đã từng bước hình thành.Đầu năm nay, trước rất nhiều doanh nghiệp người Philippines gốc Hoa và Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa, nhà lãnh đạo Philippines đã lập lờ rằng “nếu bạn muốn, chỉ việc để chúng tôi trở thành một tỉnh”. Về những tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Philippines với Trung Quốc, ông Duterte lập luận rằng nước ông nên “nhu mì” và “nhún nhường” nhằm giành được “ơn huệ” của Trung Quốc để tránh một cuộc chiến tranh tự sát với nước láng giềng mạnh hơn rất nhiều.Khi đề cập đến những chỉ trích trong nội bộ về chính sách đối ngoại dựa vào Trung Quốc của mình, ông Duterte đã lảng tránh và chuyển sang việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước này đối với bãi nổi Benham Rise ở khu vực Tây Thái Bình Dương, mà gần đây ông đã đổi tên thành bãi nổi Philippine Rise. Lần đầu tiên trong vòng gần một thập kỷ qua, phía Mỹ đã triển khai hai tàu sân bay đến Philippines trong nhiều tuần vào đầu năm nay, mới nhất là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt vào tháng trước. Tướng quân đội Philippines Rolando Bautista đã tuyên bố: “Mỹ là bạn của chúng ta. Bằng cách này hay cách khác, họ có thể giúp chúng ta đánh bại và ngăn chặn mọi mối đe dọa”.Dư luận công chúng cũng có xu hướng nghiêng về phía Mỹ hơn là Trung Quốc để trở thành đối tác quốc tế được ưa thích hơn của Philippines.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Philippines nhất trí thúc đẩy sớm ký kết hiệp định RCEP
14:25' - 04/06/2018
RCEP là một hiệp định thương mại lớn, dự kiến có sự tham gia của 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
-
Kinh tế Thế giới
Philippines - một trong những nước dẫn đầu tăng trưởng ở châu Á
14:31' - 05/05/2018
Philippines tiếp tục là một trong những nước dẫn đầu tăng trưởng ở khu vực châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Philippines
19:03' - 27/04/2018
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore, chiều 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Philippines gặp khó sau quyết định đóng cửa Boracay
20:05' - 06/04/2018
Ngành du lịch Philippines đang phải vật lộn xử lý khủng hoảng sau khi hòn đảo Boracay, vốn được xem là thiên đường nghỉ dưỡng của nước này, phải tạm thời đóng cửa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.